Vụ dẫn độ CFO của Huawei: Mỹ thắng trong “hiệp đấu” đầu tiên

Google News

Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia của Canada ngày 27/5 đã ra phán quyết rằng hành vi “lừa gạt ngân hàng” mà Mỹ cáo buộc bà Mạnh Vãn Châu cũng là hành vi vi phạm pháp luật tại Canada.

Vu dan do CFO cua Huawei: My thang trong “hiep dau” dau tien

Ảnh tư liệu: Bà Mạnh Vãn Châu (giữa) - Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei rời Tòa án Tối cao tỉnh British Columbia, ngày 23/1/2020

Hơn 540 ngày sau khi bà Mạnh Vãn Châu - Giám đốc Tài chính (CFO) của tập đoàn công nghệ Huawei (Trung Quốc) bị Ottawa bắt giữ theo đề nghị của Mỹ,

Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, trong các phiên tranh tụng trước đó, đội ngũ luật sư bảo vệ bà Mạnh Vãn Châu biện hộ rằng hành vi phạm tội mà Mỹ cáo buộc bà Mạnh – nói dối các tổ chức tài chính để “lách” lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran - là không vi phạm pháp luật Canada, vì Ottawa đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt Iran từ nhiều năm trước.

Trong khi đó, các công tố viên của Canada đã bảo vệ đề nghị dẫn độ của phía Mỹ, với lập luận rằng cáo buộc “lừa gạt ngân hàng”- một hành vi vi phạm pháp luật tại cả Canada và Mỹ, mới là lý do chính của việc bắt giữ bà Mạnh. Phía Mỹ cáo buộc bà Mạnh đã lừa dối ngân hàng HSBC Holdings Plc về hoạt động kinh doanh của tập đoàn Huawei Technologies Co Ltd tại Iran.

Giới quan sát cho rằng bà Mạnh, 48 tuổi, sẽ phải đối mặt với một “cuộc chiến” cam go. Theo thống kê của Bộ Tư pháp Canada, trong số 798 đề nghị dẫn độ của Mỹ mà Canada nhận được từ năm 2008, Ottawa mới chỉ từ chối dẫn độ 8 trường hợp, tương đương 1%.

Dự kiến, phiên tòa xem xét dẫn độ bà Mạnh về Mỹ sẽ được mở lại vào tháng 6 tới. Tại phiên tòa này, phía bà Mạnh sẽ tranh luận về việc các quyền của bà liệu có bị vi phạm khi bà bị bắt giữ tại sân bay quốc tế Vancouver ngày 1/12/2018 hay không. Các phiên tranh tụng dự kiến kéo dài tới hết năm nay và việc kháng cáo có thể sẽ “ngốn” thêm nhiều năm nữa.

Theo các chuyên gia, dù bà Mạnh được tự do hay tiếp tục phải đấu tranh chống lại lệnh dẫn độ của Mỹ, cuộc chiến giữa Washington và Bắc Kinh vẫn leo thang, với những xung đột gia tăng trong một loạt vấn đề như đại dịch COVID-19, dự luật an ninh tại Hong Kong, hoạt động thương mại-đầu tư song phương,… và Huawei tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong những căng thẳng này.

Việc Ottawa bắt giữ bà Mạnh Vãn Châu theo đề nghị của Mỹ đã đẩy Canada vào “thế kẹt” trong mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Trong một động thái được giới phân tích cho là để trả đũa Ottawa, Trung Quốc đã bắt giam 2 công dân Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor với cáo buộc hoạt động gián điệp, đồng thời hạn chế khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc đối với một loạt nông sản của Canada.

Nhiều nhà quan sát cho rằng khi đề nghị dẫn độ của Mỹ vượt qua được "ải" đầu tiên này, tiến trình xét xử bà Mạnh sẽ kéo dài nhiều năm, đồng nghĩa với việc 2 công dân Canada trên sẽ tiếp tục bị giam giữ.

Theo TTXVN

>> xem thêm

Bình luận(0)