Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Đây là một trong số 25 loài linh trưởng quý hiếm và nguy cấp của thế giới.Voọc mũi hếch thường sống thành bầy đàn trên núi cao, con đầu đàn có nhiệm vụ cảnh giới và bảo vệ, khi phát hiện nguy hiểm chúng sẽ kêu “chặc chặc… chặc chặc…” báo hiệu cho đàn thoát hiểm.Voọc thường kiếm ăn từ 6h đến 17h hàng ngày, thức ăn của chúng gồm hoa nghiến, nõn lá, vải rừng, dâu da, vải rừng…Gia đình của loài voọc này có mức sống rất chuẩn mực. Bố mẹ rất chăm lo cho voọc. Đặc biệt là khi chúng phải sống ở khu vực thời tiết rất khắc nghiệt. Khí hậu khô ẩm, và mùa đông rất lạnh.Hiện nay, số lượng voọc mũi hếch trong tự nhiên chỉ còn dưới 200 cá thể. Sống theo đàn từ 8 đến 20 con. Kẻ thù của voọc mũi hếch là các loài thú lớn. Voọc mũi hếch được xếp vào mức độ cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ về các loài động vật bị đe dọa.Các nhà khoa học đã có vài thập kỷ để nghiên cứu về sự sinh nở của loài voọc vàng mũi hếch hoang dã. Điều thú vị là các con voọc cái trong suốt quá trình sinh đều được sự trợ giúp của một bà đỡ”.Những “bà đỡ” này có mặt từ khi voọc cái bắt đầu trở dạ, đến lúc cái đầu khỉ con nhô ra, nó tìm cách kéo khỉ con ra khỏi mẹ nó.Sau khi con mẹ cắt rốn và ăn nhau thai, “bà đỡ” này bế voọc con và thậm chí còn làm vệ sinh cho nó bằng cách liếm thật sạch.Voọc thường đẻ vào ban đêm, giúp chúng tránh được nhiều mối đe dọa hơn ban ngày.Chính vì vậy, việc các nhà nghiên cứu có thể quan sát loài voọc đẻ ban ngày như lần này là rất hiếm hoi, giúp họ có thêm những hiểu biết quan trọng về việc sinh nở của loài vật thông minh này.Được biết, những “bà đỡ” kiểu này không phổ biến trong các loài động vật.
Voọc mũi hếch có tên khoa học là Rhinopithecus avunculus. Đây là một trong số 25 loài linh trưởng quý hiếm và nguy cấp của thế giới.
Voọc mũi hếch thường sống thành bầy đàn trên núi cao, con đầu đàn có nhiệm vụ cảnh giới và bảo vệ, khi phát hiện nguy hiểm chúng sẽ kêu “chặc chặc… chặc chặc…” báo hiệu cho đàn thoát hiểm.
Voọc thường kiếm ăn từ 6h đến 17h hàng ngày, thức ăn của chúng gồm hoa nghiến, nõn lá, vải rừng, dâu da, vải rừng…
Gia đình của loài voọc này có mức sống rất chuẩn mực. Bố mẹ rất chăm lo cho voọc. Đặc biệt là khi chúng phải sống ở khu vực thời tiết rất khắc nghiệt. Khí hậu khô ẩm, và mùa đông rất lạnh.
Hiện nay, số lượng voọc mũi hếch trong tự nhiên chỉ còn dưới 200 cá thể. Sống theo đàn từ 8 đến 20 con. Kẻ thù của voọc mũi hếch là các loài thú lớn. Voọc mũi hếch được xếp vào mức độ cực kỳ nguy cấp trong Sách đỏ về các loài động vật bị đe dọa.
Các nhà khoa học đã có vài thập kỷ để nghiên cứu về sự sinh nở của loài voọc vàng mũi hếch hoang dã. Điều thú vị là các con voọc cái trong suốt quá trình sinh đều được sự trợ giúp của một bà đỡ”.
Những “bà đỡ” này có mặt từ khi voọc cái bắt đầu trở dạ, đến lúc cái đầu khỉ con nhô ra, nó tìm cách kéo khỉ con ra khỏi mẹ nó.
Sau khi con mẹ cắt rốn và ăn nhau thai, “bà đỡ” này bế voọc con và thậm chí còn làm vệ sinh cho nó bằng cách liếm thật sạch.
Voọc thường đẻ vào ban đêm, giúp chúng tránh được nhiều mối đe dọa hơn ban ngày.
Chính vì vậy, việc các nhà nghiên cứu có thể quan sát loài voọc đẻ ban ngày như lần này là rất hiếm hoi, giúp họ có thêm những hiểu biết quan trọng về việc sinh nở của loài vật thông minh này.
Được biết, những “bà đỡ” kiểu này không phổ biến trong các loài động vật.