Vào chiều 17/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua kết quả khảo sát nhanh của Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), đã phát hiện 10 đàn voọc chà vá chân xám quý hiếm tại rừng phòng hộ huyện Ba Tơ. Theo ước tính, nếu điều tra, đánh giá đầy đủ có thể có tới 20 đàn voọc chà vá chân xám sinh sống ở nơi đây.Khu vực rừng phòng hộ Ba Tơ tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên An Toàn (Bình Định) và Khu bảo tồn thiên Kon Chư Răng (tỉnh Gia Lai), do đó Ba Tơ là một hành lang quan trọng để bảo tồn loài voọc chà vá chân xám nói riêng và các giá trị đa dạng sinh học quan trọng nói chung.Theo “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi xây dựng, khu vực đề xuất thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Tơ nằm trên địa bàn 4 xã: Ba Vì, Ba Xa, Ba Nam và Ba Lế (huyện Ba Tơ).Tổng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Tơ được đề xuất là hơn 20.139 ha, bao gồm 9.253 ha vùng lõi, hơn 10.604 ha khu vực phục hồi sinh thái, hơn 281,8 ha khu vực hành chính - dịch vụ và hơn 15.583ha vùng đệm.Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết, dự kiến đầu tháng 12 tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì, phối hợp với Trung tâm GreenViet và Tổ chức FFI-Chương trình tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tham vấn giải pháp bảo tồn loài voọc chà vá chân xám tại địa bàn huyện Ba Tơ.Voọc chà vá chân xám thuộc nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đây là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Loài voọc này phân bố ngoài tự nhiên ở 6 tỉnh miền trung và Tây Nguyên gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên.Theo ước tính, tại Việt Nam, loài voọc chà vá chân xám ngoài tự nhiên có khoảng 2.200 - 2.500 cá thể.Loài voọc chà vá chân xám được ghi chép trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế.Voọc chà vá chân xám được ưu tiên bảo tồn theo Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.Do vậy, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách bảo tồn và phát triển bền vững loài voọc chà vá chân xám, nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm.Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Vào chiều 17/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua kết quả khảo sát nhanh của Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) và Tổ chức bảo tồn động thực vật hoang dã quốc tế (FFI), đã phát hiện 10 đàn voọc chà vá chân xám quý hiếm tại rừng phòng hộ huyện Ba Tơ. Theo ước tính, nếu điều tra, đánh giá đầy đủ có thể có tới 20 đàn voọc chà vá chân xám sinh sống ở nơi đây.
Khu vực rừng phòng hộ Ba Tơ tiếp giáp với Khu bảo tồn thiên An Toàn (Bình Định) và Khu bảo tồn thiên Kon Chư Răng (tỉnh Gia Lai), do đó Ba Tơ là một hành lang quan trọng để bảo tồn loài voọc chà vá chân xám nói riêng và các giá trị đa dạng sinh học quan trọng nói chung.
Theo “Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi xây dựng, khu vực đề xuất thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Tơ nằm trên địa bàn 4 xã: Ba Vì, Ba Xa, Ba Nam và Ba Lế (huyện Ba Tơ).
Tổng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên Ba Tơ được đề xuất là hơn 20.139 ha, bao gồm 9.253 ha vùng lõi, hơn 10.604 ha khu vực phục hồi sinh thái, hơn 281,8 ha khu vực hành chính - dịch vụ và hơn 15.583ha vùng đệm.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi Hồ Trọng Phương cho biết, dự kiến đầu tháng 12 tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ chủ trì, phối hợp với Trung tâm GreenViet và Tổ chức FFI-Chương trình tại Việt Nam tổ chức Hội nghị tham vấn giải pháp bảo tồn loài voọc chà vá chân xám tại địa bàn huyện Ba Tơ.
Voọc chà vá chân xám thuộc nhóm IB theo Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đây là loài linh trưởng đặc hữu của Việt Nam. Loài voọc này phân bố ngoài tự nhiên ở 6 tỉnh miền trung và Tây Nguyên gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum và Phú Yên.
Theo ước tính, tại Việt Nam, loài voọc chà vá chân xám ngoài tự nhiên có khoảng 2.200 - 2.500 cá thể.
Loài voọc chà vá chân xám được ghi chép trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ IUCN của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế.
Voọc chà vá chân xám được ưu tiên bảo tồn theo Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt kế hoạch hành động khẩn cấp bảo tồn các loài linh trưởng ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030.
Do vậy, trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách bảo tồn và phát triển bền vững loài voọc chà vá chân xám, nhằm bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.