Trung tâm Nghiên cứu quản trị tài nguyên vùng cao (CEGORN), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình và Ủy ban Nhân dân huyện Tuyên Hóa đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Tổng kết mô hình hợp tác quản lý, bảo tồn voọc gáy trắng khu vực quy hoạch rừng đặc dụng huyện Tuyên Hóa - Định hướng giai đoạn tiếp theo”. Ảnh: Lao động.Theo báo cáo, vào năm 2012, 10 cá thể voọc gáy trắng được phát hiện lần đầu tiên. Chúng phân bố trên lèn đá Thiết Sơn thuộc địa bàn huyện Tuyên Hóa. Ảnh: Người lao động.Nhằm nỗ lực bảo tồn voọc gáy trắng, mô hình phối hợp quản lý bảo tồn khu vực quy hoạch rừng đặc dụng tại huyện Tuyên Hóa giữa Tổ Bảo tồn thiên nhiên với Hạt Kiểm lâm và chính quyền địa phương 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa được hình thành trên cơ sở tự nguyện giữa các bên liên quan. Ảnh: Người lao động.Nhờ những nỗ lực bảo tồn, Quảng Bình hiện có hơn 150 cá thể vọoc gáy trắng đang sinh sống trên các dãy đá vôi thuộc địa bàn huyện Tuyên Hóa. Ảnh: baotainguyenmoitruong.Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecus Hatinhensis. Chúng thuộc bộ Linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới. Ảnh: Nhân dân.Loài vọoc gáy trắng thường đi kiếm ăn từ khoảng 5h sáng vào những ngày trời nắng gắt và khoảng 7h sáng trở về hang nghỉ ngơi. Ảnh: TTXVN.Đến khoảng 16h chiều, vọoc gáy trắng lại ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn. Khi trời tối, chúng trở về hang. Đến mùa Đông, loài vọoc gáy trắng ra khỏi hang muộn hơn để kiếm thức ăn và trở về hang sớm hơn. Ảnh: Chi cục Bảo vệ Môi trường.Voọc gáy trắng sống theo đàn, rất nhút nhát, ít khi xuống đất hay tiếp xúc với con người. Mỗi đàn từ vài chục cho đến hàng trăm con. Chúng thường tìm kiếm thức ăn trên các tán cây, leo trèo trên các mỏm đá cheo leo. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.Theo các chuyên gia, voọc gáy trắng thường sống trên các dãy núi đá vôi, khu rừng rậm. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Số liệu thống kê từ năm 1998 cho thấy có gần 1.000 cá thể voọc gáy trắng sinh sống ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình. Ảnh: baotainguyenmoitruong.Do là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm nên vọoc gáy trắng trở thành mục tiêu săn bắt trộm của một số đối tượng. Vì vậy, số lượng voọc gáy trắng trong tự nhiên dần suy giảm trong các khu vực rừng tự nhiên. Nhờ công tác bảo vệ, quản lý và bảo tồn nghiêm ngặt của các cơ quan có liên quan, số lượng đàn voọc gáy trắng tăng rất nhiều. Ảnh: Cảnh sát toàn cầu.Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Trung tâm Nghiên cứu quản trị tài nguyên vùng cao (CEGORN), Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình và Ủy ban Nhân dân huyện Tuyên Hóa đã phối hợp tổ chức Hội thảo “Tổng kết mô hình hợp tác quản lý, bảo tồn voọc gáy trắng khu vực quy hoạch rừng đặc dụng huyện Tuyên Hóa - Định hướng giai đoạn tiếp theo”. Ảnh: Lao động.
Theo báo cáo, vào năm 2012, 10 cá thể voọc gáy trắng được phát hiện lần đầu tiên. Chúng phân bố trên lèn đá Thiết Sơn thuộc địa bàn huyện Tuyên Hóa. Ảnh: Người lao động.
Nhằm nỗ lực bảo tồn voọc gáy trắng, mô hình phối hợp quản lý bảo tồn khu vực quy hoạch rừng đặc dụng tại huyện Tuyên Hóa giữa Tổ Bảo tồn thiên nhiên với Hạt Kiểm lâm và chính quyền địa phương 4 xã Thạch Hóa, Đồng Hóa, Sơn Hóa và Thuận Hóa được hình thành trên cơ sở tự nguyện giữa các bên liên quan. Ảnh: Người lao động.
Nhờ những nỗ lực bảo tồn, Quảng Bình hiện có hơn 150 cá thể vọoc gáy trắng đang sinh sống trên các dãy đá vôi thuộc địa bàn huyện Tuyên Hóa. Ảnh: baotainguyenmoitruong.
Voọc gáy trắng có tên khoa học là Trachypithecus Hatinhensis. Chúng thuộc bộ Linh trưởng, nhóm IB, cực kỳ quý hiếm, nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ thế giới. Ảnh: Nhân dân.
Loài vọoc gáy trắng thường đi kiếm ăn từ khoảng 5h sáng vào những ngày trời nắng gắt và khoảng 7h sáng trở về hang nghỉ ngơi. Ảnh: TTXVN.
Đến khoảng 16h chiều, vọoc gáy trắng lại ra khỏi hang để tìm kiếm thức ăn. Khi trời tối, chúng trở về hang. Đến mùa Đông, loài vọoc gáy trắng ra khỏi hang muộn hơn để kiếm thức ăn và trở về hang sớm hơn. Ảnh: Chi cục Bảo vệ Môi trường.
Voọc gáy trắng sống theo đàn, rất nhút nhát, ít khi xuống đất hay tiếp xúc với con người. Mỗi đàn từ vài chục cho đến hàng trăm con. Chúng thường tìm kiếm thức ăn trên các tán cây, leo trèo trên các mỏm đá cheo leo. Ảnh: Báo Sài Gòn Giải Phóng.
Theo các chuyên gia, voọc gáy trắng thường sống trên các dãy núi đá vôi, khu rừng rậm. Tại Việt Nam, chúng phân bố chủ yếu ở khu vực Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Số liệu thống kê từ năm 1998 cho thấy có gần 1.000 cá thể voọc gáy trắng sinh sống ở vùng rừng núi tỉnh Quảng Bình. Ảnh: baotainguyenmoitruong.
Do là loài linh trưởng đặc biệt quý hiếm nên vọoc gáy trắng trở thành mục tiêu săn bắt trộm của một số đối tượng. Vì vậy, số lượng voọc gáy trắng trong tự nhiên dần suy giảm trong các khu vực rừng tự nhiên. Nhờ công tác bảo vệ, quản lý và bảo tồn nghiêm ngặt của các cơ quan có liên quan, số lượng đàn voọc gáy trắng tăng rất nhiều. Ảnh: Cảnh sát toàn cầu.
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.