Bằng cách sử dụng "máy bắt tiếng vang" để phân tích dữ liệu của kính viễn vọng NICER, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Vật lý thiên văn và nghiên cứu không gian MIT Kavli (Mỹ) đã vô tình khám phá ra tiếng "ợ hơi" của 8 quái vật vũ trụ.Việc sử dụng "máy bắt tiếng vang" giống cách những con dơi phát ra sóng âm và nhìn thấy các vật thể qua sóng phản xạ. Những con "quái vật" này được xác định là 8 lỗ đen khối lượng sao, thuộc về các hệ nhị phân tia X.Trong đó bản thân lỗ đen đang ngấu nghiến vật chất từ người bạn đồng hành là sao khổng lồ đỏ. "Tiếng vang" tia X mà họ cố nắm bắt chính là nguồn tia X phát ra từ lỗ đen khi nó "ợ hơi" giữa bữa ăn liên miên của mình.Khi nuốt vật chất, lỗ đen thường phát ra các luồng phản lực, tống cái gì đó ngược lại không gian. Trường hợp này, bao gồm tia X và khí phản xạ.Các nhà khoa học sẽ tiến hành đối chiếu dữ liệu mà họ nhận được từ chính vầng hào quang của lỗ đen và "tiếng vang", vốn đến với kính thiên văn không cùng lúc mà có khoảng cách nhất định để tính toán được quy mô lỗ đen, hiểu được nhiều điều về tính chất và hoạt động của nó.Các nhà nghiên cứu đã chọn ra 26 cặp đôi tiềm năng và 8 "quái vật" lỗ đen đã phát ra tiếng vang theo cách họ mong đợi.Kính thiên văn NICER vốn ra đời để khám phá một loại quái vật vũ trụ khác - sao neutron, là một dạng "xác sống" của những ngôi sao khổng lồ đã cạn năng lượng.Tuy nhiên lần này nó đã có một phát hiện "để đời" bởi lỗ đen khối lượng sao rất khó nắm bắt. Không chỉ chúng tàng hình, mà tác động của chúng lên các vật thể xung quanh thường không rõ ràng.Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen.Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được.Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Bằng cách sử dụng "máy bắt tiếng vang" để phân tích dữ liệu của kính viễn vọng NICER, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Viện Vật lý thiên văn và nghiên cứu không gian MIT Kavli (Mỹ) đã vô tình khám phá ra tiếng "ợ hơi" của 8 quái vật vũ trụ.
Việc sử dụng "máy bắt tiếng vang" giống cách những con dơi phát ra sóng âm và nhìn thấy các vật thể qua sóng phản xạ. Những con "quái vật" này được xác định là 8 lỗ đen khối lượng sao, thuộc về các hệ nhị phân tia X.
Trong đó bản thân lỗ đen đang ngấu nghiến vật chất từ người bạn đồng hành là sao khổng lồ đỏ. "Tiếng vang" tia X mà họ cố nắm bắt chính là nguồn tia X phát ra từ lỗ đen khi nó "ợ hơi" giữa bữa ăn liên miên của mình.
Khi nuốt vật chất, lỗ đen thường phát ra các luồng phản lực, tống cái gì đó ngược lại không gian. Trường hợp này, bao gồm tia X và khí phản xạ.
Các nhà khoa học sẽ tiến hành đối chiếu dữ liệu mà họ nhận được từ chính vầng hào quang của lỗ đen và "tiếng vang", vốn đến với kính thiên văn không cùng lúc mà có khoảng cách nhất định để tính toán được quy mô lỗ đen, hiểu được nhiều điều về tính chất và hoạt động của nó.
Các nhà nghiên cứu đã chọn ra 26 cặp đôi tiềm năng và 8 "quái vật" lỗ đen đã phát ra tiếng vang theo cách họ mong đợi.
Kính thiên văn NICER vốn ra đời để khám phá một loại quái vật vũ trụ khác - sao neutron, là một dạng "xác sống" của những ngôi sao khổng lồ đã cạn năng lượng.
Tuy nhiên lần này nó đã có một phát hiện "để đời" bởi lỗ đen khối lượng sao rất khó nắm bắt. Không chỉ chúng tàng hình, mà tác động của chúng lên các vật thể xung quanh thường không rõ ràng.
Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen.
Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được.
Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra.