Ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Việt Nam ghi nhận sự tồn tại của một loài động vật vô cùng đặc biệt: Lửng lợn (Arctonyx collaris). Nó được đánh giá là loài vật kỳ dị bậc nhất trong họ Chồn (Mustelidae).Một con lửng lợn trưởng thành có kích thước tương đối với chiều dài đầu khoảng 65 – 104 cm, đuôi dài 12 – 17 cm, trọng lượng 7 – 14 kg. Đúng như cái tên loài này nhìn rất mập mạp, mũm mĩm.Lửng lợn sở hữu bộ lông khá dày, có màu vàng, xám và đen. Đặc biệt là bộ lông này có thể thay đổi theo mùa. Nhưng đó chưa phải đặc điểm gây chú ý nhất mà phải kể đến chiếc mũi dài mà chúng sở hữu.Đây cũng là nguồn gốc của cái tên lửng lợn. Tuy có phần dị hợm nhưng chiếc mũi dài đã giúp lửng lợn có thể ủy đất tìm thức ăn, có một khứu giác rất nhạy bù cho thị giác kém của mình.Ngoài ra, lửng lợn còn sở hữu bộ móng vuốt chân trước dài hơn chân sau. Đây là điều kiện lý tưởng để loài này có thể đào hang hoặc bới nền rừng tìm đồ ăn.Nếu tìm hiểu thêm về lửng lợn, chắc chắn ai cũng phải bất ngờ. Chúng vô cùng bền bỉ, có khả năng thích nghi với những môi trường khác nhau từ rừng sâu trũng đến rừng sâu có độ cao 3.500 mét so với mực nước biển cũng chẳng vấn đề gì.Bất cứ nơi đâu lửng lợn cũng có thể kiếm ăn được. Thức ăn yêu thích nhất của chúng là giun, côn trùng, măng, con cuốn chiếu, các loại củ… Ban ngày lửng lợn sẽ đi kiếm sống rồi ban đêm lại nghỉ ngơi trong những chiếc hang mình tự đào.Một đặc điểm nhận dạng của lửng lợn là mùi cơ thể chúng rất nặng. Đây là đặc điểm giúp các con lửng lợn tìm thấy nhau khi bước vào mùa sinh sản.Loài lửng lợn hiện nằm trong Sách đỏ IUCN, thuộc danh sách các loài Sắp bị đe dọa. Số lượng lửng lợn ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bị suy giảm nghiêm trọng trong thời gian qua vì nạn săn bắt trộm.
Ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ Việt Nam ghi nhận sự tồn tại của một loài động vật vô cùng đặc biệt: Lửng lợn (Arctonyx collaris). Nó được đánh giá là loài vật kỳ dị bậc nhất trong họ Chồn (Mustelidae).
Một con lửng lợn trưởng thành có kích thước tương đối với chiều dài đầu khoảng 65 – 104 cm, đuôi dài 12 – 17 cm, trọng lượng 7 – 14 kg. Đúng như cái tên loài này nhìn rất mập mạp, mũm mĩm.
Lửng lợn sở hữu bộ lông khá dày, có màu vàng, xám và đen. Đặc biệt là bộ lông này có thể thay đổi theo mùa. Nhưng đó chưa phải đặc điểm gây chú ý nhất mà phải kể đến chiếc mũi dài mà chúng sở hữu.
Đây cũng là nguồn gốc của cái tên lửng lợn. Tuy có phần dị hợm nhưng chiếc mũi dài đã giúp lửng lợn có thể ủy đất tìm thức ăn, có một khứu giác rất nhạy bù cho thị giác kém của mình.
Ngoài ra, lửng lợn còn sở hữu bộ móng vuốt chân trước dài hơn chân sau. Đây là điều kiện lý tưởng để loài này có thể đào hang hoặc bới nền rừng tìm đồ ăn.
Nếu tìm hiểu thêm về lửng lợn, chắc chắn ai cũng phải bất ngờ. Chúng vô cùng bền bỉ, có khả năng thích nghi với những môi trường khác nhau từ rừng sâu trũng đến rừng sâu có độ cao 3.500 mét so với mực nước biển cũng chẳng vấn đề gì.
Bất cứ nơi đâu lửng lợn cũng có thể kiếm ăn được. Thức ăn yêu thích nhất của chúng là giun, côn trùng, măng, con cuốn chiếu, các loại củ… Ban ngày lửng lợn sẽ đi kiếm sống rồi ban đêm lại nghỉ ngơi trong những chiếc hang mình tự đào.
Một đặc điểm nhận dạng của lửng lợn là mùi cơ thể chúng rất nặng. Đây là đặc điểm giúp các con lửng lợn tìm thấy nhau khi bước vào mùa sinh sản.
Loài lửng lợn hiện nằm trong Sách đỏ IUCN, thuộc danh sách các loài Sắp bị đe dọa. Số lượng lửng lợn ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung bị suy giảm nghiêm trọng trong thời gian qua vì nạn săn bắt trộm.