Hổ mang chúa được xem là loài rắn độc dài nhất Việt Nam và cũng là loài rắn độc dài nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng răng nanh của chúng chỉ dài khoảng 8 đến 10 mm, tức là gần 1 cm.Tuy nhiên, so với rắn hổ mang chúa, rắn chàm quạp mặc dù có kích thước khá khiêm tốn nhưng chúng lại có răng nanh dài nhất trong các loài rắn sinh sống ở Việt Nam.Theo một nghiên cứu, chiều dài răng nanh của loài rắn chàm quạp là từ 1,6 đến 1,7 cm. Răng nanh của rắn chàm quạp có cấu tạo như một móc câu dài, có thể tiêm nọc vào sâu cơ thể nạn nhân.Rắn chàm quạp còn có tên gọi khác là khô mộc xà hay còn gọi rắn lục Mã lai, rắn lục nưa. Rắn có chiều dài khoảng 100cm, mỏ rắn nhọn và chĩa lên phía trên, trông giống thân cây khô.Loại rắn này dài chừng 1m, lưng có hoa văn hình tam giác màu xám nâu nhạt. Chúng thường sống ở vùng rừng cao su miền Đông Nam bộ và Campuchia. Đây là loài rắn cực độc và rất hiếm gặp.Màu sắc của rắn mới nhìn thì khá giống loài trăn hoa nên người dân dễ bị nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện và tránh. Sau khi cắn, rắn thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng.Rắn Chàm Quạp là loại rắn đặc biệt nguy hiểm vì nó là một trong những loại rắn độc nhất Việt Nam. Rắn Chàm Quạp chiếm tỉ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn nhập bệnh viện Chợ Rẫy, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong và thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su và cây điều.Các triệu chứng khi bị rắn Chàm Quạp cắn: Bệnh nhân sau bị rắn Chàm quạp cắn rất đau (chiếm tỉ lệ 100% các trường hợp). Sưng nề chi bị cắn (100%) và lan nhanh gây hạch vùng (80%). Chảy máu vết cắn (77.5%). Bóng nước (62,5%) thường xuất hiện muộn hơn do sưng nề nhanh và nhiều.Các vết cắn do rắn cắn thường gặp ở chân (70%) và tay (30%), trong đó: Cẳng chân (25%), cổ chân (12.5%), bàn chân (20%), ngón chân (12.5%); ngón tay (15%), bàn tay (10%), cổ tay (2.5%) và cẳng tay (2.5%). Như vậy, biện pháp phòng ngừa rắn chàm quạp cắn bằng cách đi ủng là rất hữu hiệu.Nạn nhân sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân thường có cảm giác mệt, ngất (12,5%), nôn ói (12,5%), đau bụng (7,5%), tiêu chảy (7,5%) và tụt huyết áp (7,5%). Một số triệu chứng xuất huyết tự nhiên sẽ chậm hơn 30 phút hoặc vài ngày sau.Khi các triệu chứng này xuất hiện càng nhanh thì mức độ nhiễm độc toàn thân càng nặng: Xuất huyết da niêm (90%), chảy máu răng lợi (35%), xuất huyết tiêu hoá trên (ói ra máu, 15%), tiểu máu (17,5%), bệnh nhân nữ có ra huyết âm đạo (22,2%) và bệnh nhân hôn mê do xuất huyết não (10%).Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Hổ mang chúa được xem là loài rắn độc dài nhất Việt Nam và cũng là loài rắn độc dài nhất thế giới. Tuy nhiên, ít ai biết rằng răng nanh của chúng chỉ dài khoảng 8 đến 10 mm, tức là gần 1 cm.
Tuy nhiên, so với rắn hổ mang chúa, rắn chàm quạp mặc dù có kích thước khá khiêm tốn nhưng chúng lại có răng nanh dài nhất trong các loài rắn sinh sống ở Việt Nam.
Theo một nghiên cứu, chiều dài răng nanh của loài rắn chàm quạp là từ 1,6 đến 1,7 cm. Răng nanh của rắn chàm quạp có cấu tạo như một móc câu dài, có thể tiêm nọc vào sâu cơ thể nạn nhân.
Rắn chàm quạp còn có tên gọi khác là khô mộc xà hay còn gọi rắn lục Mã lai, rắn lục nưa. Rắn có chiều dài khoảng 100cm, mỏ rắn nhọn và chĩa lên phía trên, trông giống thân cây khô.
Loại rắn này dài chừng 1m, lưng có hoa văn hình tam giác màu xám nâu nhạt. Chúng thường sống ở vùng rừng cao su miền Đông Nam bộ và Campuchia. Đây là loài rắn cực độc và rất hiếm gặp.
Màu sắc của rắn mới nhìn thì khá giống loài trăn hoa nên người dân dễ bị nhầm lẫn dẫn đến tai nạn. Rắn thường nằm cuộn tròn trong lá cây khô nên rất khó phát hiện và tránh. Sau khi cắn, rắn thường nằm yên tại chỗ, không di chuyển nên được nhận diện dễ dàng.
Rắn Chàm Quạp là loại rắn đặc biệt nguy hiểm vì nó là một trong những loại rắn độc nhất Việt Nam. Rắn Chàm Quạp chiếm tỉ lệ 19,4% các trường hợp rắn độc cắn nhập bệnh viện Chợ Rẫy, là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong và thường gặp ở vùng trồng nhiều cây cao su và cây điều.
Các triệu chứng khi bị rắn Chàm Quạp cắn: Bệnh nhân sau bị rắn Chàm quạp cắn rất đau (chiếm tỉ lệ 100% các trường hợp). Sưng nề chi bị cắn (100%) và lan nhanh gây hạch vùng (80%). Chảy máu vết cắn (77.5%). Bóng nước (62,5%) thường xuất hiện muộn hơn do sưng nề nhanh và nhiều.
Các vết cắn do rắn cắn thường gặp ở chân (70%) và tay (30%), trong đó: Cẳng chân (25%), cổ chân (12.5%), bàn chân (20%), ngón chân (12.5%); ngón tay (15%), bàn tay (10%), cổ tay (2.5%) và cẳng tay (2.5%). Như vậy, biện pháp phòng ngừa rắn chàm quạp cắn bằng cách đi ủng là rất hữu hiệu.
Nạn nhân sau khi bị rắn cắn, bệnh nhân thường có cảm giác mệt, ngất (12,5%), nôn ói (12,5%), đau bụng (7,5%), tiêu chảy (7,5%) và tụt huyết áp (7,5%). Một số triệu chứng xuất huyết tự nhiên sẽ chậm hơn 30 phút hoặc vài ngày sau.
Khi các triệu chứng này xuất hiện càng nhanh thì mức độ nhiễm độc toàn thân càng nặng: Xuất huyết da niêm (90%), chảy máu răng lợi (35%), xuất huyết tiêu hoá trên (ói ra máu, 15%), tiểu máu (17,5%), bệnh nhân nữ có ra huyết âm đạo (22,2%) và bệnh nhân hôn mê do xuất huyết não (10%).