Sinh năm 1867, Marie Curie là một trong những nhân vật nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu khoa học. Trong suốt cuộc đời, nhà khoa học Marie Curie dành phần lớn thời gian nghiên cứu về các nguyên tố phóng xạ polonium và radium.Với niềm say mê nghiên cứu khoa học, Marie Curie không chỉ là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel mà còn là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau. Trong đó, bà cùng chồng là Pierre Curie và nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel cùng giành giải Nobel Vật lý năm 1903. Đến năm 1911, bà vinh dự được trao giải Nobel Hóa học.Dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi nghiên cứu và tiếp xúc với các nguyên tố phóng xạ nhưng nữ khoa học gia Marie Curie vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vào ngày 4/7/1934, bà qua đời vì bệnh thiếu máu bất sản do tiếp xúc với phóng xạ trong thời gian dài.Bệnh thiếu máu bất sản là bệnh về máu hiếm gặp, xảy ra khi tủy xương không tạo đủ tế bào máu mới để cơ thể hoạt động bình thường. Khi mất, thi thể của nhà khoa học giành 2 giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau được xác định nhiễm phóng xạ. Theo đó, thi hài của Marie Curie được đặt trong quan tài bằng gỗ và có lớp lót chì bên trong. Lớp lót chì dày 2,5 mm.Công chúng biết được bí mật này khi quan tài của Marie Curie được khai quật vào năm 1955. Khi ấy, chính quyền Pháp muốn chuyển thi hài vợ chồng Curie đến lăng quốc gia - Điện Panthéon - nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của họ đới với khoa học.Vì vậy, nhóm phụ trách khai quật liên hệ với Cơ quan bảo vệ phóng xạ Pháp vì lo ngại về phóng xạ còn sót lại trong thi hài Marie Curie và xin hỗ trợ để bảo đảm an toàn cho những công nhân làm việc trong nghĩa trang.Khi đến gần mộ của vợ chồng nhà Curie, nhóm khai quật nhận thấy phóng xạ trong không khí ở mức bình thường. Tuy nhiên, sau khi mở mộ, mức phóng xạ trong không khí bắt đầu tăng lên.Những kiểm tra sau đó của các chuyên gia chỉ ra thi hài của Marie Curie được bảo quản rất tốt trong cỗ quan tài lót chì. Thi hài của bà chỉ nhiễm alpha và beta ở mức độ thấp. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể xảy ra do bà đã thực hiện những bước để hạn chế tiếp xúc với bức xạ trong những năm cuối đời.Trong khi đó, một số đồ vật, vật dụng mà Marie Curie từng sử dụng như đồ nội thất, sách nấu ăn, quần áo, ghi chép trong phòng thí nghiệm vẫn nhiễm phóng xạ mạnh dù gần 100 năm đã trôi qua kể từ khi bà qua đời.Ngày nay, một số vật dụng nhiễm phóng xạ mạnh của Marie Curie được ưu trữ trong các hộp lót chì tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris. Khi muốn tiếp cận những hiện vật này, người tham quan phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm pháp lý và mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn, tránh tiếp xúc với radium-226. Đây là đồng vị có chu kỳ bán rã lên tới khoảng 1.600 năm.Mời độc giả xem video: Nobel y sinh 2022: Giải mã gene để hiểu về sự tiến hòa của loài người. Nguồn: VTV24.
Sinh năm 1867, Marie Curie là một trong những nhân vật nổi tiếng và có sức ảnh hưởng lớn trong nghiên cứu khoa học. Trong suốt cuộc đời, nhà khoa học Marie Curie dành phần lớn thời gian nghiên cứu về các nguyên tố phóng xạ polonium và radium.
Với niềm say mê nghiên cứu khoa học, Marie Curie không chỉ là người phụ nữ đầu tiên đoạt giải Nobel mà còn là người phụ nữ đầu tiên được trao giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau. Trong đó, bà cùng chồng là Pierre Curie và nhà vật lý người Pháp Henri Becquerel cùng giành giải Nobel Vật lý năm 1903. Đến năm 1911, bà vinh dự được trao giải Nobel Hóa học.
Dù đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa khi nghiên cứu và tiếp xúc với các nguyên tố phóng xạ nhưng nữ khoa học gia Marie Curie vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Vào ngày 4/7/1934, bà qua đời vì bệnh thiếu máu bất sản do tiếp xúc với phóng xạ trong thời gian dài.
Bệnh thiếu máu bất sản là bệnh về máu hiếm gặp, xảy ra khi tủy xương không tạo đủ tế bào máu mới để cơ thể hoạt động bình thường. Khi mất, thi thể của nhà khoa học giành 2 giải Nobel ở 2 lĩnh vực khác nhau được xác định nhiễm phóng xạ. Theo đó, thi hài của Marie Curie được đặt trong quan tài bằng gỗ và có lớp lót chì bên trong. Lớp lót chì dày 2,5 mm.
Công chúng biết được bí mật này khi quan tài của Marie Curie được khai quật vào năm 1955. Khi ấy, chính quyền Pháp muốn chuyển thi hài vợ chồng Curie đến lăng quốc gia - Điện Panthéon - nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của họ đới với khoa học.
Vì vậy, nhóm phụ trách khai quật liên hệ với Cơ quan bảo vệ phóng xạ Pháp vì lo ngại về phóng xạ còn sót lại trong thi hài Marie Curie và xin hỗ trợ để bảo đảm an toàn cho những công nhân làm việc trong nghĩa trang.
Khi đến gần mộ của vợ chồng nhà Curie, nhóm khai quật nhận thấy phóng xạ trong không khí ở mức bình thường. Tuy nhiên, sau khi mở mộ, mức phóng xạ trong không khí bắt đầu tăng lên.
Những kiểm tra sau đó của các chuyên gia chỉ ra thi hài của Marie Curie được bảo quản rất tốt trong cỗ quan tài lót chì. Thi hài của bà chỉ nhiễm alpha và beta ở mức độ thấp. Các nhà khoa học cho rằng điều này có thể xảy ra do bà đã thực hiện những bước để hạn chế tiếp xúc với bức xạ trong những năm cuối đời.
Trong khi đó, một số đồ vật, vật dụng mà Marie Curie từng sử dụng như đồ nội thất, sách nấu ăn, quần áo, ghi chép trong phòng thí nghiệm vẫn nhiễm phóng xạ mạnh dù gần 100 năm đã trôi qua kể từ khi bà qua đời.
Ngày nay, một số vật dụng nhiễm phóng xạ mạnh của Marie Curie được ưu trữ trong các hộp lót chì tại Thư viện Quốc gia Pháp ở Paris. Khi muốn tiếp cận những hiện vật này, người tham quan phải ký giấy miễn trừ trách nhiệm pháp lý và mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn, tránh tiếp xúc với radium-226. Đây là đồng vị có chu kỳ bán rã lên tới khoảng 1.600 năm.
Mời độc giả xem video: Nobel y sinh 2022: Giải mã gene để hiểu về sự tiến hòa của loài người. Nguồn: VTV24.