Sinh năm 1867 tại Ba Lan, nhà bác học Marie Curie (tên khai sinh là Maria Salomea Skłodowska) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới. Bà nhận giải Nobel Vật lý cùng với chồng mình là Pierre Curie và nhà khoa học Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ vào năm 1903.Theo đó, bà Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ đầu tiên đạt giải Nobel Vật lý. Đến năm 1911, nhà khoa học Marie Curie vinh dự nhận giải Nobel Hóa học. Với 2 giải Nobel danh giá giá trên, bà trở thành người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.Marie Curie đạt được những thành tựu để đời trên nhờ đam mê khoa học từ nhỏ. Khi trưởng thành, bà đến Paris vừa học vừa kiếm tiền để theo đuổi lý tưởng. Chính tại nước Pháp, Marie gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với nhà khoa học tài ba Pierre Curie. Nhờ sự giúp đỡ và động viên của chồng, bà thoát khỏi định kiến xã hội phụ nữ không thể làm khoa học.Được chồng ủng hộ và hỗ trợ, Marie Curie theo đuổi con đường khoa học và đạt được nhiều thành công. Sau khi chồng chết năm 1906, bà tiếp tục nghiên cứu và làm rạng danh tên tuổi vợ chồng nhà Curie.Một bí mật gây bất ngờ khác về Marie Curie đó là các con của bà cũng có duyên với giải Nobel. Sinh năm 1897, Irène Curie (trong ảnh) là con đầu của vợ chồng nhà Curie.Thừa hưởng đam mê nghiên cứu khoa học từ bố mẹ, Irène lớn lên trở thành nhà hóa học và vật lý học. Bà cùng chồng Frédéric Joliot-Curie đã nghiên cứu được công trình về sự phát xạ nhân tạo. Nhờ công trình này, bà được trao giải Nobel hóa học năm 1935.Eve Curie sinh năm 1904 là con gái út của vợ chồng Marie Curie và Pierre Curie. Khác với bố mẹ, Eve thích các môn xã hội và thích viết lách, về sau theo nghiệp nhà văn, nhà báo và nghệ sỹ piano. Sau khi mẹ qua đời, Eve trở thành người chấp bút viết một cuốn tiểu sử về nhà khoa học vĩ đại Marie Curie.Năm 1954, Eve kết hôn cùng Henry Richardson Labouisse (trong ảnh) - nhà ngoại giao và nhà hoạt động xã hội người Mỹ. Ông là giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) từ năm 1965 - 1969. Vào năm 1965, UNICEF được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho công việc khích lệ tình thương tương trợ giữa các quốc gia. Trên cương vị giám đốc, con rể của Marie Curie vinh dự thay mặt UNICEF nhận giải thưởng Nobel danh tiếng.Bí mật gây bất ngờ khác về Marie Curie đó là bà mắc phải căn bệnh liên quan đến công việc và qua đời năm 1934. Theo thông tin được công bố, bà bị nhiễm phóng xạ và qua đời do bệnh suy tủy xương.Vào thời điểm qua đời, một số phương tiện truyền thông vinh danh Marie Curie và ca ngợi bà qua đời vì cống hiến cho khoa học, thúc đẩy sự phát triển của nhân loại. Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THDT.
Sinh năm 1867 tại Ba Lan, nhà bác học Marie Curie (tên khai sinh là Maria Salomea Skłodowska) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thế giới. Bà nhận giải Nobel Vật lý cùng với chồng mình là Pierre Curie và nhà khoa học Henri Becquerel cho các nghiên cứu về bức xạ vào năm 1903.
Theo đó, bà Marie Curie trở thành nhà khoa học nữ đầu tiên đạt giải Nobel Vật lý. Đến năm 1911, nhà khoa học Marie Curie vinh dự nhận giải Nobel Hóa học. Với 2 giải Nobel danh giá giá trên, bà trở thành người đầu tiên đạt giải 2 giải Nobel trên 2 lĩnh vực khác nhau.
Marie Curie đạt được những thành tựu để đời trên nhờ đam mê khoa học từ nhỏ. Khi trưởng thành, bà đến Paris vừa học vừa kiếm tiền để theo đuổi lý tưởng. Chính tại nước Pháp, Marie gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với nhà khoa học tài ba Pierre Curie. Nhờ sự giúp đỡ và động viên của chồng, bà thoát khỏi định kiến xã hội phụ nữ không thể làm khoa học.
Được chồng ủng hộ và hỗ trợ, Marie Curie theo đuổi con đường khoa học và đạt được nhiều thành công. Sau khi chồng chết năm 1906, bà tiếp tục nghiên cứu và làm rạng danh tên tuổi vợ chồng nhà Curie.
Một bí mật gây bất ngờ khác về Marie Curie đó là các con của bà cũng có duyên với giải Nobel. Sinh năm 1897, Irène Curie (trong ảnh) là con đầu của vợ chồng nhà Curie.
Thừa hưởng đam mê nghiên cứu khoa học từ bố mẹ, Irène lớn lên trở thành nhà hóa học và vật lý học. Bà cùng chồng Frédéric Joliot-Curie đã nghiên cứu được công trình về sự phát xạ nhân tạo. Nhờ công trình này, bà được trao giải Nobel hóa học năm 1935.
Eve Curie sinh năm 1904 là con gái út của vợ chồng Marie Curie và Pierre Curie. Khác với bố mẹ, Eve thích các môn xã hội và thích viết lách, về sau theo nghiệp nhà văn, nhà báo và nghệ sỹ piano. Sau khi mẹ qua đời, Eve trở thành người chấp bút viết một cuốn tiểu sử về nhà khoa học vĩ đại Marie Curie.
Năm 1954, Eve kết hôn cùng Henry Richardson Labouisse (trong ảnh) - nhà ngoại giao và nhà hoạt động xã hội người Mỹ. Ông là giám đốc Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) từ năm 1965 - 1969. Vào năm 1965, UNICEF được trao tặng Giải Nobel Hòa bình cho công việc khích lệ tình thương tương trợ giữa các quốc gia. Trên cương vị giám đốc, con rể của Marie Curie vinh dự thay mặt UNICEF nhận giải thưởng Nobel danh tiếng.
Bí mật gây bất ngờ khác về Marie Curie đó là bà mắc phải căn bệnh liên quan đến công việc và qua đời năm 1934. Theo thông tin được công bố, bà bị nhiễm phóng xạ và qua đời do bệnh suy tủy xương.
Vào thời điểm qua đời, một số phương tiện truyền thông vinh danh Marie Curie và ca ngợi bà qua đời vì cống hiến cho khoa học, thúc đẩy sự phát triển của nhân loại.
Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THDT.