Khi ghé thăm châu Âu, nhiều du khách ấn tượng trước kiến trúc tuyệt đẹp của các tòa lâu đài thời Trung cổ. Những công trình này khiến công chúng tò mò về nhiều điều như lịch sử thăng trầm, đã qua tay bao nhiêu chủ nhân, ai là người thiết kế...Trong đó, nhiều người chú ý đến hào nước bao quanh lâu đài và tự hỏi thiết kế này có vai trò gì trong tổng thể kiến trúc của công trình cổ kính hàng trăm năm tuổi ở châu Âu.Trước câu hỏi này, các chuyên gia lý giải hào là con mương sâu, rộng, chứa đầy nước, bao quanh một tòa lâu đài. Ngoài ra, người dân thời Trung cổ còn xây hào nước bao quanh pháo đài, thị trấn, khu dân cư…Mục đích ban đầu của người xưa khi xây hào nước bao quanh lâu đài, pháo đài... là làm công sự chiến đấu hoặc đi lại, vận chuyển, làm chướng ngại vật nhằm chống lại các cuộc tấn công từ kẻ thù đến từ bên ngoài.Về sau, hệ thống hào được người dân châu Âu phát triển thành một hệ thống phòng thủ hiệu quả với quy mô ngày càng lớn hơn. Bên cạnh hào nước, một số pháo đài còn được xây thêm hồ nhân tạo, đập, cống…Hào chứa đầy nước liên kết chặt chẽ với hồ nước, đập, công... Nhờ vậy, khả năng phòng thủ của các lâu đài được gia tăng thêm.Bên cạnh mục đích phòng thủ, hào nước bao quanh lâu đài còn thể hiện sự giàu có và địa vị cao quý của người chủ sở hữu công trình này.Con hào càng rộng, càng sâu và càng lớn thì chứng tỏ chủ nhân lâu đài là người giàu có, quyền lực. Theo đó, nhiều người sẽ ngưỡng mộ cuộc sống giàu sang của những người sống trong tòa lâu đài.Thêm nữa, con hào chứa đầy nước còn đóng vai trò như "ranh giới" ngăn cách tầng lớp thượng lưu, quyền quý với thường dân.Tiếp đến, nước từ hào bao quanh lâu đài được sử dụng để tưới tiêu cho vườn cây bên trong lâu đài. Khi vào mùa mưa bão, hào trở thành nơi thoát nước từ bên trong lâu đài. Nhờ vậy, công trình này sẽ không bị ngập úng.Mời độc giả xem video: Bí ẩn lâu đài “lơ lửng” giữa biển và mây, chỉ xuất hiện ban ngày. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Khi ghé thăm châu Âu, nhiều du khách ấn tượng trước kiến trúc tuyệt đẹp của các tòa lâu đài thời Trung cổ. Những công trình này khiến công chúng tò mò về nhiều điều như lịch sử thăng trầm, đã qua tay bao nhiêu chủ nhân, ai là người thiết kế...
Trong đó, nhiều người chú ý đến hào nước bao quanh lâu đài và tự hỏi thiết kế này có vai trò gì trong tổng thể kiến trúc của công trình cổ kính hàng trăm năm tuổi ở châu Âu.
Trước câu hỏi này, các chuyên gia lý giải hào là con mương sâu, rộng, chứa đầy nước, bao quanh một tòa lâu đài. Ngoài ra, người dân thời Trung cổ còn xây hào nước bao quanh pháo đài, thị trấn, khu dân cư…
Mục đích ban đầu của người xưa khi xây hào nước bao quanh lâu đài, pháo đài... là làm công sự chiến đấu hoặc đi lại, vận chuyển, làm chướng ngại vật nhằm chống lại các cuộc tấn công từ kẻ thù đến từ bên ngoài.
Về sau, hệ thống hào được người dân châu Âu phát triển thành một hệ thống phòng thủ hiệu quả với quy mô ngày càng lớn hơn. Bên cạnh hào nước, một số pháo đài còn được xây thêm hồ nhân tạo, đập, cống…
Hào chứa đầy nước liên kết chặt chẽ với hồ nước, đập, công... Nhờ vậy, khả năng phòng thủ của các lâu đài được gia tăng thêm.
Bên cạnh mục đích phòng thủ, hào nước bao quanh lâu đài còn thể hiện sự giàu có và địa vị cao quý của người chủ sở hữu công trình này.
Con hào càng rộng, càng sâu và càng lớn thì chứng tỏ chủ nhân lâu đài là người giàu có, quyền lực. Theo đó, nhiều người sẽ ngưỡng mộ cuộc sống giàu sang của những người sống trong tòa lâu đài.
Thêm nữa, con hào chứa đầy nước còn đóng vai trò như "ranh giới" ngăn cách tầng lớp thượng lưu, quyền quý với thường dân.
Tiếp đến, nước từ hào bao quanh lâu đài được sử dụng để tưới tiêu cho vườn cây bên trong lâu đài. Khi vào mùa mưa bão, hào trở thành nơi thoát nước từ bên trong lâu đài. Nhờ vậy, công trình này sẽ không bị ngập úng.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn lâu đài “lơ lửng” giữa biển và mây, chỉ xuất hiện ban ngày. Nguồn: Kienthuc.net.vn.