Vén màn quá khứ bí ẩn của tiểu hành tinh Toutatis

Google News

(Kiến Thức) - Một tiểu hành tinh có hình củ gừng tên là Toutatis, có thể hình thành từ sự sáp nhập của hai tiểu hành tinh nhỏ hơn, các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc và Mỹ cho hay.

Hòn đá không gian này dài khoảng 4.750 m và rộng 1.950 m, là một trong những tiểu hành tinh nguy hiểm nhất, Ji Jianghui, một nhà nghiên cứu tại Đài quan sát núi Purple thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc cho biết.

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1934, sau đó bị mất khỏi tầm nhìn quan sát và được phát hiện lại vào năm 1989 bởi một nhà thiên văn học người Pháp, tiểu hành tinh được đặt theo tên một vị thần Celtic tên là Toutatis.

Ven man qua khu bi an cua tieu hanh tinh Toutatis
Nguồn ảnh: Phys. 

"Tiểu hành tinh này xuất phát từ vành đai tiểu hành tinh, bị ảnh hưởng bởi sự nhiễu loạn hấp dẫn của sao Mộc", Ji, nhà khoa học hàng đầu trong nghiên cứu cho biết.

Trước năm 2012, tiểu hành tinh đã tiếp cận gần Trái đất. Kết quả là, nó được theo dõi chặt chẽ bởi kính viễn vọng và radar. Nhưng quỹ đạo của nó đã thay đổi sau năm 2012 do trọng lực của sao Mộc và các hành tinh khác. Người ta ước tính rằng nó sẽ vượt tiếp cận gần Trái đất một lần nữa ở khoảng cách gần 2,97 triệu km vào năm 2069.

Mời quý vị xem video: Thiên hà lớn nhất trong vũ trụ: IC 1101

Sau nhiều lần mô phỏng, nhóm nghiên cứu cho rằng nó có thể tạo thành từ một tiểu hành tinh ban đầu kết hợp với một tiểu hành tinh nhỏ hơn, tạo thành một hệ thống kiểu như Trái đất và Mặt trăng.

Bây giờ, các nhà khoa học tin rằng mối đe dọa từ Toutatis là rất thấp, những mối đe dọa tác động từ các vật thể gần như luôn tồn tại", Ji nói.

"Nhiều quan sát gần đây cho thấy khoảng 14% các tiểu hành tinh gần Trái đất có đường kính lớn hơn 200m có cấu trúc tương tự như Toutatis."

Nghiên cứu về sự hình thành các tiểu hành tinh như vậy sẽ cải thiện sự hiểu biết về sự tiến hóa của các tiểu hành tinh nhị phân gần Trái đất, điều này rất cần thiết tìm ra cách bảo vệ Trái đất khỏi tác động của chúng ở hiện tại cũng như tương lai.

Huỳnh Dũng (theo Phys)

>> xem thêm

Bình luận(0)