Hiện tượng sương mù điện tử được phát hiện khi nhà khoa học người Canada, John Hutchison, nghiên cứu nguyên nhân các vụ mất tích ở Tam giác quỷ Bermuda thuộc Đại Tây Dương. Được ví như đám mây màu xám của các trường điện từ hình thành trên đại dương, hiện tượng này bất ngờ xuất hiện giữa không trung và nuốt chửng hoàn toàn con tàu hay máy bay.Năm 1870, phi công kỳ cựu Bruce Gernon đã bị đám mây có hình dạng elip bao phủ như lạc vào đường hầm trên bầu trời. Ở độ cao hơn 3.000 m, các đám mây từ từ quay và xoắn ốc theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Anh bắt đầu có cảm giác không trọng lực và mất khả năng điều khiển hệ thống điều hướng. May mắn thay, đám mây đột nhiên tan rã trên bãi biển Miami (một góc của Tam giác quỷ Bermuda).Theo sự cố khác được ghi lại ở Tam giác quỷ Bermuda, phi công giàu kinh nghiệm Jenson báo cáo bị lạc trong đám mây cách mặt đất hơn 45 m. "Không có lý do gì để đám mây hình thành ở độ cao thấp như vậy", giọng anh vang lên một lần nữa sau 11 giờ mất tích ở vị trí cách nơi báo cáo đầu tiên khoảng 965 km. Sau đó, anh lại biến mất không dấu vết.Các câu chuyện ghi lại cho thấy khi bắt gặp những quả bom không khí trên bầu trời, sương mù điện tử sẽ di chuyển theo hướng đi của con tàu hoặc máy bay, khiến tất cả hệ thống máy móc gặp trục trặc và hoạt động không chính xác. Cuối cùng, phương tiện giao thông không xác định được phương hướng và có thể mất tích.Trên thực tế, một số cuộc gọi khẩn cấp từ phi công và lực lượng bảo vệ bờ biển mô tả cảnh sương mù kỳ lạ. Tuy nhiên, vì không có bất kỳ lời giải thích khoa học nào, những điều này cho đến nay vẫn là câu chuyện không có thật. Mọi sự cố đều được cho là hiện tượng siêu nhiên hay những câu chuyện giật gân do các nhà văn thêu dệt.Ngoài giả thuyết sương mù điện tử, đám mây cuộn tròn cũng là một trong những lời giải thích được đưa ra. Theo đó, khi đám mây cuộn tròn chứa đầy điện tích, di chuyển nhanh và đẩy vật thể lạ về phía trước, chúng có khả năng tạo ra từ trường mạnh, làm ảnh hưởng đến các hệ thống dẫn đường của máy bay. Tuy nhiên, lý thuyết này đến nay vẫn chưa được chứng minh.
Hiện tượng sương mù điện tử được phát hiện khi nhà khoa học người Canada, John Hutchison, nghiên cứu nguyên nhân các vụ mất tích ở Tam giác quỷ Bermuda thuộc Đại Tây Dương. Được ví như đám mây màu xám của các trường điện từ hình thành trên đại dương, hiện tượng này bất ngờ xuất hiện giữa không trung và nuốt chửng hoàn toàn con tàu hay máy bay.
Năm 1870, phi công kỳ cựu Bruce Gernon đã bị đám mây có hình dạng elip bao phủ như lạc vào đường hầm trên bầu trời. Ở độ cao hơn 3.000 m, các đám mây từ từ quay và xoắn ốc theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Anh bắt đầu có cảm giác không trọng lực và mất khả năng điều khiển hệ thống điều hướng. May mắn thay, đám mây đột nhiên tan rã trên bãi biển Miami (một góc của Tam giác quỷ Bermuda).
Theo sự cố khác được ghi lại ở Tam giác quỷ Bermuda, phi công giàu kinh nghiệm Jenson báo cáo bị lạc trong đám mây cách mặt đất hơn 45 m. "Không có lý do gì để đám mây hình thành ở độ cao thấp như vậy", giọng anh vang lên một lần nữa sau 11 giờ mất tích ở vị trí cách nơi báo cáo đầu tiên khoảng 965 km. Sau đó, anh lại biến mất không dấu vết.
Các câu chuyện ghi lại cho thấy khi bắt gặp những quả bom không khí trên bầu trời, sương mù điện tử sẽ di chuyển theo hướng đi của con tàu hoặc máy bay, khiến tất cả hệ thống máy móc gặp trục trặc và hoạt động không chính xác. Cuối cùng, phương tiện giao thông không xác định được phương hướng và có thể mất tích.
Trên thực tế, một số cuộc gọi khẩn cấp từ phi công và lực lượng bảo vệ bờ biển mô tả cảnh sương mù kỳ lạ. Tuy nhiên, vì không có bất kỳ lời giải thích khoa học nào, những điều này cho đến nay vẫn là câu chuyện không có thật. Mọi sự cố đều được cho là hiện tượng siêu nhiên hay những câu chuyện giật gân do các nhà văn thêu dệt.
Ngoài giả thuyết sương mù điện tử, đám mây cuộn tròn cũng là một trong những lời giải thích được đưa ra. Theo đó, khi đám mây cuộn tròn chứa đầy điện tích, di chuyển nhanh và đẩy vật thể lạ về phía trước, chúng có khả năng tạo ra từ trường mạnh, làm ảnh hưởng đến các hệ thống dẫn đường của máy bay. Tuy nhiên, lý thuyết này đến nay vẫn chưa được chứng minh.