Vào lúc 9 giờ 55 sáng 9/11 (giờ địa phương), tên lửa Epsilon số 5 (Epsilon-5) đã được phóng thành công vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam và 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), sau khoảng 52 phút, tên lửa có thể bắt đầu thả các vệ tinh mà nó mang theo vào quỹ đạo. Vệ tinh đầu tiên được thả ra là vệ tinh RAISE-2. Vệ tinh cuối cùng được thả vào không gian là NanoDragon.Sau khi tách thành công, vệ tinh NanoDragon sẽ tách khỏi tên lửa Epsilon-5 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.Trước đó, tên lửa Epsilon 5 đã bị hoãn phóng tổng cộng 3 lần vì lý do kỹ thuật và thời tiết xấu. Lần này, JAXA đã thực hiện kỹ các công đoạn kiểm tra lần cuối cùng đảm bảo an toàn phóng vệ tinh như kiểm tra hình dáng, kích thước, hệ thống đóng cắt nguồn điện trong khi phóng.NanoDragon là vệ tinh "Make in Vietnam". Đây là vệ tinh dạng cubesat lớp nano do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu, chế tạo.NanoDragon là sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ của VNSC nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2021.NanoDragon được thiết kế hoạt động tối thiểu 6 tháng trong quỹ đạo, nhưng theo tính toán của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thì vệ tinh có thể hoạt động đến 2 năm.Trước NanoDragon, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chế tạo thành công 2 vệ tinh khác là PicoDragon (trọng lượng 1kg, phóng năm 2013) và MicoDragon (trọng lượng 50 kg, phóng năm 2019).Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.Mời các bạn xem video: Cách xem bản đồ vệ tinh trực tuyến trên Google Earth.
Vào lúc 9 giờ 55 sáng 9/11 (giờ địa phương), tên lửa Epsilon số 5 (Epsilon-5) đã được phóng thành công vào không gian từ Trung tâm Vũ trụ Uchinoura, mang theo vệ tinh NanoDragon của Việt Nam và 8 vệ tinh khác của Nhật Bản.
Theo Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC), sau khoảng 52 phút, tên lửa có thể bắt đầu thả các vệ tinh mà nó mang theo vào quỹ đạo. Vệ tinh đầu tiên được thả ra là vệ tinh RAISE-2. Vệ tinh cuối cùng được thả vào không gian là NanoDragon.
Sau khi tách thành công, vệ tinh NanoDragon sẽ tách khỏi tên lửa Epsilon-5 của Nhật Bản, đi vào quỹ đạo, bắt đầu làm việc trong không gian.
Trước đó, tên lửa Epsilon 5 đã bị hoãn phóng tổng cộng 3 lần vì lý do kỹ thuật và thời tiết xấu. Lần này, JAXA đã thực hiện kỹ các công đoạn kiểm tra lần cuối cùng đảm bảo an toàn phóng vệ tinh như kiểm tra hình dáng, kích thước, hệ thống đóng cắt nguồn điện trong khi phóng.
NanoDragon là vệ tinh "Make in Vietnam". Đây là vệ tinh dạng cubesat lớp nano do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu, chế tạo.
NanoDragon là sản phẩm nằm trong lộ trình phát triển vệ tinh nhỏ của VNSC nhằm thực hiện “Chiến lược phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ vũ trụ đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2021.
NanoDragon được thiết kế hoạt động tối thiểu 6 tháng trong quỹ đạo, nhưng theo tính toán của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam thì vệ tinh có thể hoạt động đến 2 năm.
Trước NanoDragon, Trung tâm Vũ trụ Việt Nam đã chế tạo thành công 2 vệ tinh khác là PicoDragon (trọng lượng 1kg, phóng năm 2013) và MicoDragon (trọng lượng 50 kg, phóng năm 2019).
Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy (Automatic Identification System - AIS) sử dụng cho mục đích theo dõi, giám sát phương tiện trên biển.