Những chiếc váy đầu tiên của chị em phụ nữ hóa ra không được thiết kế đơn giản như chúng ta nghĩ. Thời xưa chuộng loại váy crinoline với phần khung to được làm từ vải lông đuôi ngựa tạo độ phồng, sau đó người ta thay thế hoàn toàn bằng phần lồng váy được làm bằng thép mảnh.Thép được uốn cong và xếp thành lớp như vòng tròn đồng tâm. Những ''mô hình'' lồng váy thịnh hành thời bấy giờ có chu vi dao động từ 1 cho tới 4,5 m.Vào thế kỷ 19, việc mặc những chiếc váy phồng (crinoline) là cách để chứng minh sự quyền quý, giàu có của tầng lớp thượng lưu. Nhưng rồi theo thời gian, nó trở nên ngày càng phổ biến đến mức phụ nữ thuộc mọi tầng lớp đều có thể mặc.Không khó để bắt gặp hình ảnh phụ nữ diện váy phồng trong những tác phẩm văn học, hội họa. Tuy nhiên thứ tưởng chừng vô hại này lại là chiếc ''váy sát thủ'' hại chết hơn 40 ngàn phụ nữ trên thế giới.Tuy sang trọng, quyền quý nhưng càng về sau váy crinoline càng lộ ra nhiều nhược điểm ''chết người''.Phần lồng váy quá lớn gây khó khăn trong quá trình di chuyển, đặc biệt là khi phải đi qua cửa, chưa kể việc đứng lên ngồi xuống vô cùng khó chịu. Đối với chị em phụ nữ, họ cho rằng nó tiện lợi khi bên trong luôn mát mẻ và họ có thể cất giữ nhiều món đồ lặt vặt bên dưới váy mình.Thảm họa chết người từ chiếc ''váy sát thủ'' bắt đầu từ năm 1858, một người phụ nữ tại Boston do đứng quá gần bếp lửa khiến chiếc váy bị cháy. Chỉ sau vài phút, cả người cô bị thiêu đốt.Năm 1863, Margaret Davey, một cô hầu gái cũng chịu số phận tương tự khi chiếc váy bắt lửa lúc đang đứng làm bếp mà không kịp phản ứng. Tương tự, ở Philadelphia, 9 phụ nữ đã chết cháy sau khi nến rơi xuống váy.Năm 1898, hàng loạt các công ty may mặc ban hành lệnh cấm các công nhân nữ mặc váy phồng khi đi làm sau trường hợp một công nhân thiệt mạng do váy bị cuốn vào máy tẩy vải.Thống kê từ tờ New York Times năm 1864 cho thấy, có khoảng 40,000 phụ nữ trên khắp thế giới thiệt mạng liên quan tới những chiếc váy phồng này.Váy phồng có kích thước to đồ sộ, chân váy rất dễ bị cuốn vào các thiết bị. Với chất liệu mỏng, váy dễ bắt lửa, lại cầu kỳ, khó mặc nên khi gặp hỏa hoạn, rất khó cho người mặc có thể cởi bỏ hay di chuyển nhanh được.Cuối thế kỉ 19, những chiếc váy phồng đã "tuyệt chủng", sau đó trở lại vào năm 1920 nhưng với những phần váy nhỏ hơn, gọn gàng hơn. Ngày nay, chỉ còn những chiếc váy cưới hay dạ hội vẫn còn duy trì thiết kế phồng như thế này.Nín thở với những bộ trang phục "hết lời" của sao Hàn | Yan News
Những chiếc váy đầu tiên của chị em phụ nữ hóa ra không được thiết kế đơn giản như chúng ta nghĩ. Thời xưa chuộng loại váy crinoline với phần khung to được làm từ vải lông đuôi ngựa tạo độ phồng, sau đó người ta thay thế hoàn toàn bằng phần lồng váy được làm bằng thép mảnh.
Thép được uốn cong và xếp thành lớp như vòng tròn đồng tâm. Những ''mô hình'' lồng váy thịnh hành thời bấy giờ có chu vi dao động từ 1 cho tới 4,5 m.
Vào thế kỷ 19, việc mặc những chiếc váy phồng (crinoline) là cách để chứng minh sự quyền quý, giàu có của tầng lớp thượng lưu. Nhưng rồi theo thời gian, nó trở nên ngày càng phổ biến đến mức phụ nữ thuộc mọi tầng lớp đều có thể mặc.
Không khó để bắt gặp hình ảnh phụ nữ diện váy phồng trong những tác phẩm văn học, hội họa. Tuy nhiên thứ tưởng chừng vô hại này lại là chiếc ''váy sát thủ'' hại chết hơn 40 ngàn phụ nữ trên thế giới.
Tuy sang trọng, quyền quý nhưng càng về sau váy crinoline càng lộ ra nhiều nhược điểm ''chết người''.
Phần lồng váy quá lớn gây khó khăn trong quá trình di chuyển, đặc biệt là khi phải đi qua cửa, chưa kể việc đứng lên ngồi xuống vô cùng khó chịu. Đối với chị em phụ nữ, họ cho rằng nó tiện lợi khi bên trong luôn mát mẻ và họ có thể cất giữ nhiều món đồ lặt vặt bên dưới váy mình.
Thảm họa chết người từ chiếc ''váy sát thủ'' bắt đầu từ năm 1858, một người phụ nữ tại Boston do đứng quá gần bếp lửa khiến chiếc váy bị cháy. Chỉ sau vài phút, cả người cô bị thiêu đốt.
Năm 1863, Margaret Davey, một cô hầu gái cũng chịu số phận tương tự khi chiếc váy bắt lửa lúc đang đứng làm bếp mà không kịp phản ứng. Tương tự, ở Philadelphia, 9 phụ nữ đã chết cháy sau khi nến rơi xuống váy.
Năm 1898, hàng loạt các công ty may mặc ban hành lệnh cấm các công nhân nữ mặc váy phồng khi đi làm sau trường hợp một công nhân thiệt mạng do váy bị cuốn vào máy tẩy vải.
Thống kê từ tờ New York Times năm 1864 cho thấy, có khoảng 40,000 phụ nữ trên khắp thế giới thiệt mạng liên quan tới những chiếc váy phồng này.
Váy phồng có kích thước to đồ sộ, chân váy rất dễ bị cuốn vào các thiết bị. Với chất liệu mỏng, váy dễ bắt lửa, lại cầu kỳ, khó mặc nên khi gặp hỏa hoạn, rất khó cho người mặc có thể cởi bỏ hay di chuyển nhanh được.
Cuối thế kỉ 19, những chiếc váy phồng đã "tuyệt chủng", sau đó trở lại vào năm 1920 nhưng với những phần váy nhỏ hơn, gọn gàng hơn. Ngày nay, chỉ còn những chiếc váy cưới hay dạ hội vẫn còn duy trì thiết kế phồng như thế này.
Nín thở với những bộ trang phục "hết lời" của sao Hàn | Yan News