Ngay sau sự kiện, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm các mảnh vỡ của vật thể này. Nhóm dẫn đầu bởi nhà khoa học sao băng Peter Jenniskens từ Viện SETI đã tìm thấy một số mảnh vỡ có thể là những báu vật vũ trụ quý hiếm ở khu vực ngoại ô Berlin, Đức.Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy, các mảnh vỡ này có thể thuộc nhóm thiên thạch aubrites. Aubrite là một nhóm thiên thạch sáng và màu nâu, nguồn gốc của chúng vẫn còn gây tranh cãi, có thể từ Mặt Trăng, Sao Thủy hoặc các họ tiểu hành tinh.Dù nguồn gốc cụ thể như thế nào, những mảnh vỡ này mang lại thông tin quý giá về vũ trụ hàng tỉ năm trước. TS Jenniskens hy vọng rằng việc nghiên cứu về chúng sẽ giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc của aubrite và giúp kết nối lại câu chuyện về sự hình thành của hệ Mặt Trời.Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là hiếm nhưng không nhiều người có thể nhìn thấy.Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khí ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.Giải thích cho việc các thiên thạch không thường xuyên được chụp ảnh lại là vì khi đi qua bầu khí quyển xuyên vào Trái Đất, kích thước của thiên thạch ngày càng nhỏ đi. Hầu hết các thiên thạch đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ.Bất kỳ thiên thạch nào rộng hơn 137 m và quay trong phạm vi 7,5 triệu km quanh Trái Đất đều được phân loại là PHA - nghĩa là thiên thạch đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái Đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới PHA bởi ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của thiên thạch như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất.Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA .Tất cả đều cùng mục đích thử nghiệm một kỹ thuật được gọi là “tác động động học” nhằm làm thay đổi hướng đi của thiên thạch.Mời quý độc giả xem thêm video: Đào được “tảng đá” hình thù kỳ dị, ai ngờ là “báu vật” nghìn tỷ.
Ngay sau sự kiện, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm các mảnh vỡ của vật thể này. Nhóm dẫn đầu bởi nhà khoa học sao băng Peter Jenniskens từ Viện SETI đã tìm thấy một số mảnh vỡ có thể là những báu vật vũ trụ quý hiếm ở khu vực ngoại ô Berlin, Đức.
Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy, các mảnh vỡ này có thể thuộc nhóm thiên thạch aubrites. Aubrite là một nhóm thiên thạch sáng và màu nâu, nguồn gốc của chúng vẫn còn gây tranh cãi, có thể từ Mặt Trăng, Sao Thủy hoặc các họ tiểu hành tinh.
Dù nguồn gốc cụ thể như thế nào, những mảnh vỡ này mang lại thông tin quý giá về vũ trụ hàng tỉ năm trước. TS Jenniskens hy vọng rằng việc nghiên cứu về chúng sẽ giúp hiểu rõ hơn về nguồn gốc của aubrite và giúp kết nối lại câu chuyện về sự hình thành của hệ Mặt Trời.
Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là hiếm nhưng không nhiều người có thể nhìn thấy.
Các nhà khoa học ước tính có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khí ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.
Giải thích cho việc các thiên thạch không thường xuyên được chụp ảnh lại là vì khi đi qua bầu khí quyển xuyên vào Trái Đất, kích thước của thiên thạch ngày càng nhỏ đi. Hầu hết các thiên thạch đến bề mặt Trái Đất dưới dạng bụi hoặc các hạt rất nhỏ.
Bất kỳ thiên thạch nào rộng hơn 137 m và quay trong phạm vi 7,5 triệu km quanh Trái Đất đều được phân loại là PHA - nghĩa là thiên thạch đủ lớn và quỹ đạo đủ gần Trái Đất để có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng nếu quỹ đạo của nó thay đổi và xảy ra va chạm.
Các nhà khoa học đặc biệt chú ý tới PHA bởi ngay cả thay đổi rất nhỏ trong đường bay của thiên thạch như va chạm với thiên thạch khác hoặc tác động từ lực hấp dẫn cũng có thể khiến chúng đâm thẳng vào Trái Đất.
Đó là động lực đằng sau sứ mệnh Thử nghiệm chuyển hướng tiểu hành tinh kép (DART) gần đây của NASA .Tất cả đều cùng mục đích thử nghiệm một kỹ thuật được gọi là “tác động động học” nhằm làm thay đổi hướng đi của thiên thạch.
Mời quý độc giả xem thêm video: Đào được “tảng đá” hình thù kỳ dị, ai ngờ là “báu vật” nghìn tỷ.