Theo các chuyên gia, vật thể "khủng" đó thực chất là một ngọn núi lửa ngầm. Nó nằm gần nơi giao nhau của 3 mảng kiến tạo và được đặt tên là Daiichi-Kashima.Núi lửa ngầm Daiichi-Kashima đã tắt, nằm ở rìa mảng kiến tạo Thái Bình Dương, cách bờ biển phía Đông Nhật Bản khoảng 40 km. Theo các chuyên gia, vị trí trên là một "giao điểm hút chìm" - nơi mảng Thái Bình Dương ở phía Đông và mảng Philippines ở phía Nam đều đang dần trượt xuống bên dưới mảng Okhotsk ở phía Bắc.Phó giáo sư Euseo Choi thuộc Trung tâm Thông tin và nghiên cứu động đất của Đại học Memphis (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết hoạt động "hút chìm" đã diễn ra từ khoảng 150.000 - 250.000 năm trước. Theo đó, núi lửa ngầm Daiichi-Kashima từ từ tiến sâu vào bên trong vỏ Trái đất.Trong khi đó, Tiến sĩ Sungho Lee công tác tại Đại học Memphis và là tác giả chính của nghiên cứu cho hay dù đã ở cách bề mặt Trái đất gần 50 km nhưng vật thể khổng lồ Daiichi-Kashima vẫn đủ sức gây ra động đất. Nó được nhóm chuyên gia xác định là nguyên nhân gây ra nhiều trận động đất lớn nhỏ ở Nhật Bản trong 40 năm qua, bao gồm các trận động đất có cường độ 7 - 7,8 độ theo thang Mercalli.Trong thang đo động đất Mercalli, 7 - 7,8 độ để chỉ các trận động đất lớn, thiệt hại nghiêm trọng. Mức cao nhất của thang Mercalli là 8 độ trở lên, chỉ các trận động đất mạnh tới mức có thể "xóa sổ" cộng đồng dân cư gần tâm chấn.Theo các chuyên gia, căn cứ vào thông tin địa chấn thu thập được dưới đáy đại dương gần Nhật Bản, các núi lửa ngầm gặp phải lực cản rất lớn khi chúng nằm trên một mảng hút chìm, đôi khi bị mắc kẹt.Lực ma sát mà riêng phần có núi lửa ngầm phải hứng chịu rất mạnh. Sự tích tụ ở cạnh đầu của núi lửa theo thời gian dẫn tới phần có núi lửa kẹt lại trong khi các phần còn lại tiếp tục dịch chuyển. Quá trình này đạt cực điểm khi có thể kéo trượt vật thể bị mắc kẹt vào trong.Sức căng giải phóng đột ngột sẽ tạo nên một lực bùng nổ, làm rung chuyển các mảng kiến tạo đang chồng lên nhau. Từ đó, một loạt động đất xảy ra. Xuất phát từ điều này, Tiến sĩ Sungho Lee nhận định núi lửa ngầm Daiichi-Kashima còn có thể là nguyên nhân gây ra các trận động đất cách đây khá lâu, bao gồm trận động đất gây ra thảm họa sóng thần ở Nhật Bản năm 1677.Nhóm nghiên cứu dự báo núi lửa ngầm Daiichi-Kashima sẽ tiếp tục gây ra các trận động đất khác do các mảng kiến tạo vẫn di chuyển.Mời độc giả xem video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất.
Theo các chuyên gia, vật thể "khủng" đó thực chất là một ngọn núi lửa ngầm. Nó nằm gần nơi giao nhau của 3 mảng kiến tạo và được đặt tên là Daiichi-Kashima.
Núi lửa ngầm Daiichi-Kashima đã tắt, nằm ở rìa mảng kiến tạo Thái Bình Dương, cách bờ biển phía Đông Nhật Bản khoảng 40 km. Theo các chuyên gia, vị trí trên là một "giao điểm hút chìm" - nơi mảng Thái Bình Dương ở phía Đông và mảng Philippines ở phía Nam đều đang dần trượt xuống bên dưới mảng Okhotsk ở phía Bắc.
Phó giáo sư Euseo Choi thuộc Trung tâm Thông tin và nghiên cứu động đất của Đại học Memphis (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết hoạt động "hút chìm" đã diễn ra từ khoảng 150.000 - 250.000 năm trước. Theo đó, núi lửa ngầm Daiichi-Kashima từ từ tiến sâu vào bên trong vỏ Trái đất.
Trong khi đó, Tiến sĩ Sungho Lee công tác tại Đại học Memphis và là tác giả chính của nghiên cứu cho hay dù đã ở cách bề mặt Trái đất gần 50 km nhưng vật thể khổng lồ Daiichi-Kashima vẫn đủ sức gây ra động đất. Nó được nhóm chuyên gia xác định là nguyên nhân gây ra nhiều trận động đất lớn nhỏ ở Nhật Bản trong 40 năm qua, bao gồm các trận động đất có cường độ 7 - 7,8 độ theo thang Mercalli.
Trong thang đo động đất Mercalli, 7 - 7,8 độ để chỉ các trận động đất lớn, thiệt hại nghiêm trọng. Mức cao nhất của thang Mercalli là 8 độ trở lên, chỉ các trận động đất mạnh tới mức có thể "xóa sổ" cộng đồng dân cư gần tâm chấn.
Theo các chuyên gia, căn cứ vào thông tin địa chấn thu thập được dưới đáy đại dương gần Nhật Bản, các núi lửa ngầm gặp phải lực cản rất lớn khi chúng nằm trên một mảng hút chìm, đôi khi bị mắc kẹt.
Lực ma sát mà riêng phần có núi lửa ngầm phải hứng chịu rất mạnh. Sự tích tụ ở cạnh đầu của núi lửa theo thời gian dẫn tới phần có núi lửa kẹt lại trong khi các phần còn lại tiếp tục dịch chuyển. Quá trình này đạt cực điểm khi có thể kéo trượt vật thể bị mắc kẹt vào trong.
Sức căng giải phóng đột ngột sẽ tạo nên một lực bùng nổ, làm rung chuyển các mảng kiến tạo đang chồng lên nhau. Từ đó, một loạt động đất xảy ra. Xuất phát từ điều này, Tiến sĩ Sungho Lee nhận định núi lửa ngầm Daiichi-Kashima còn có thể là nguyên nhân gây ra các trận động đất cách đây khá lâu, bao gồm trận động đất gây ra thảm họa sóng thần ở Nhật Bản năm 1677.
Nhóm nghiên cứu dự báo núi lửa ngầm Daiichi-Kashima sẽ tiếp tục gây ra các trận động đất khác do các mảng kiến tạo vẫn di chuyển.
Mời độc giả xem video: Sốc: Thảm họa động đất làm xê dịch cả mảng kiến tạo Trái Đất.