Nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder (Colorado, Mỹ) đã khẳng định một lớp của Trái Đất, cụ thể hơn là tầng đối lưu đang nở ra, dày thêm đến 50 mét mỗi thập kỷ.Và đó không phải là tin vui đối với chúng ta. Tầng đối lưu là lớp khí quyển mà chúng ta đang sống và hít thở bên trong. Nó còn là lớp khí quyển chứa nhiều nhiệt và độ ẩm nhất.Phần lớn các hiện tượng thời tiết xảy ra hàng ngày đều diễn ra ở lớp khí quyển này. Nó trải dài từ mực nước biển lên tới độ cao 7 km ở các cực và khoảng 20 km ở vùng nhiệt đới. Không khí của khí quyển nở ra khi nóng và co lại khi lạnh, khiến tầng này có độ dày mỏng khác biệt tùy thời điểm. Nhưng thời gian gần đây, nó liên tục dày thêm.Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu khí quyển như áp suất, nhiệt độ và độ ẩm được lấy từ 20-80 độ vĩ Bắc, ghép nối dữ liệu đó với dữ liệu GPS.Sau đó, họ xác định được lượng khí nhà kính trong khí quyển ngày càng tăng dẫn đến hiện tượng giữ nhiệt trong khí quyển khiến tầng đối lưu nở ra liên tục.Hơn nữa, tốc độ gia tăng dường như đang tăng lên. Theo nghiên cứu, trong khi đường nhiệt đới mở rộng khoảng 50m mỗi thập kỷ từ năm 1980-2000, thì mức tăng đó đã tăng lên 53,3m mỗi thập kỷ từ năm 2001-2020.Có thể trong thời gian tới, lớp khí quyển của Trái Đất sẽ dày lên nhanh chóng, bất chấp tầng bình lưu đang co lại do mất ozone.Mặc dù có tính đến các sự kiện tự nhiên trong khu vực nghiên cứu, chẳng hạn như 2 vụ phun trào núi lửa vào những năm 1980 và cuối những năm 1990, các nhà nghiên cứu ước tính hoạt động của con người vẫn chiếm 80% tổng mức mở rộng của khí quyển.Chưa rõ tác động của việc bầu khí quyển dày lên cụ thể như thế nào, nhưng thay đổi trong bất cứ lớp nào của hành tinh chắc chắn sẽ tác động lâu dài đến sự sống trên Trái đất.Tầng đối lưu nằm ngay phía dưới tầng bình lưu. Phần thấp nhất của tầng đối lưu, nơi ma sát với bề mặt Trái Đất ảnh hưởng tới luồng không khí, là lớp ranh giới hành tinh.Lớp này thông thường chỉ dày từ vài trăm mét tới 2 km (1,2 dặm), phụ thuộc vào địa mạo và thời gian của ngày. Ranh giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu, được gọi là khoảng lặng đối lưu, là nghịch chuyển nhiệt độ.Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT.
Nhóm nghiên cứu đến từ Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder (Colorado, Mỹ) đã khẳng định một lớp của Trái Đất, cụ thể hơn là tầng đối lưu đang nở ra, dày thêm đến 50 mét mỗi thập kỷ.
Và đó không phải là tin vui đối với chúng ta. Tầng đối lưu là lớp khí quyển mà chúng ta đang sống và hít thở bên trong. Nó còn là lớp khí quyển chứa nhiều nhiệt và độ ẩm nhất.
Phần lớn các hiện tượng thời tiết xảy ra hàng ngày đều diễn ra ở lớp khí quyển này. Nó trải dài từ mực nước biển lên tới độ cao 7 km ở các cực và khoảng 20 km ở vùng nhiệt đới.
Không khí của khí quyển nở ra khi nóng và co lại khi lạnh, khiến tầng này có độ dày mỏng khác biệt tùy thời điểm. Nhưng thời gian gần đây, nó liên tục dày thêm.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu khí quyển như áp suất, nhiệt độ và độ ẩm được lấy từ 20-80 độ vĩ Bắc, ghép nối dữ liệu đó với dữ liệu GPS.
Sau đó, họ xác định được lượng khí nhà kính trong khí quyển ngày càng tăng dẫn đến hiện tượng giữ nhiệt trong khí quyển khiến tầng đối lưu nở ra liên tục.
Hơn nữa, tốc độ gia tăng dường như đang tăng lên. Theo nghiên cứu, trong khi đường nhiệt đới mở rộng khoảng 50m mỗi thập kỷ từ năm 1980-2000, thì mức tăng đó đã tăng lên 53,3m mỗi thập kỷ từ năm 2001-2020.
Có thể trong thời gian tới, lớp khí quyển của Trái Đất sẽ dày lên nhanh chóng, bất chấp tầng bình lưu đang co lại do mất ozone.
Mặc dù có tính đến các sự kiện tự nhiên trong khu vực nghiên cứu, chẳng hạn như 2 vụ phun trào núi lửa vào những năm 1980 và cuối những năm 1990, các nhà nghiên cứu ước tính hoạt động của con người vẫn chiếm 80% tổng mức mở rộng của khí quyển.
Chưa rõ tác động của việc bầu khí quyển dày lên cụ thể như thế nào, nhưng thay đổi trong bất cứ lớp nào của hành tinh chắc chắn sẽ tác động lâu dài đến sự sống trên Trái đất.
Tầng đối lưu nằm ngay phía dưới tầng bình lưu. Phần thấp nhất của tầng đối lưu, nơi ma sát với bề mặt Trái Đất ảnh hưởng tới luồng không khí, là lớp ranh giới hành tinh.
Lớp này thông thường chỉ dày từ vài trăm mét tới 2 km (1,2 dặm), phụ thuộc vào địa mạo và thời gian của ngày. Ranh giới giữa tầng đối lưu và tầng bình lưu, được gọi là khoảng lặng đối lưu, là nghịch chuyển nhiệt độ.