Chị Hannah Wilcock đã bất ngờ phát hiện những viên đá màu đen kỳ lạ trước cửa nhà. Ban đầu gia đình chị cho rằng đó là cục than do hàng xóm nướng thịt làm rơi.Tuy nhiên họ đã vô cùng sốc khi biết viên đá này đã có niên đại hơn 4,6 tỷ năm. Hóa ra đó là những mảnh thiên thạch và gọi tên nó là thiên thạch Winchcombe.Mẩu thiên thạch nêu trên và một số mẩu khác được tìm thấy cùng khoảng thời gian được cho là vỡ ra từ một vật thể lao vào bầu khí quyển của trái đất, có thể nặng tới khoảng 58kg với kích thước chiều ngang hơn 30cm.Các nhà thiên văn học cho biết thiên thạch lao xuống với vận tốc gần 50.000 km/h (gấp khoảng 40 lần tốc độ âm thanh) trước khi biến thành một quả cầu lửa. Khối thiên thạch này đủ lớn để một số mảnh vỡ ra vẫn còn nguyên vẹn sau khi bốc cháy trong bầu khí quyển.Các mảnh vỡ của thiên thạch Winchcombe đã được quyên tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (London) do sau khi phân tích đã phát hiện ra chúng có chứa các chất hữu cơ có thành phần cacbon CM2 khác lạ.Tuy nhiên chúng phần lớn đã được bán cho các nhà sưu tập tư nhân, chỉ có một mẩu thiên thạch nặng 100g được giữ lại để trưng bày trong bảo tàng, phục vụ khách tham quan.Tương tự các vật thể có chứa thành phần gốc CM2 thông thường, thiên thạch Winchcombe chứa những vật liệu đầu tiên hình thành trong tinh vân mặt trời mà từ đó Hệ mặt trời của chúng ta được tạo ra.Đó cũng là vật chất lâu đời nhất mà loài người đã phát hiện và nghiên cứu. Theo các nhà khoa học, thiên thạch này thuộc về vành đai tiểu hành tinh nằm ở chính giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc, cách trái đất hơn 177 triệu kilomet.Nó có thể ẩn chứa câu trả lời về cách thức sự sống đã bắt đầu trên Trái đất. Các phân tử hữu cơ trong mẫu vụn thiên thạch Winchcombe có niên đại lớn hơn nhiều so với Trái đất.Theo tiến sĩ Mark Sephton, nhà sinh vật học vũ trụ tại Đại học Hoàng gia London, chúng có khả năng đã rơi xuống Trái đất từ thuở sơ khai, là đại diện cũng như là phần còn sót lại của những phản ứng hóa học đầu tiên tạo ra sự sống trong thời kỳ sơ khai của Hệ mặt trời.Thiên thạch trong tiếng Anh là meteoroid, còn được gọi là "đá trời" tức đá từ trên trời rơi xuống, nó là một dạng vật chất ngoài trái đất. Khi ở trong vũ trụ còn được gọi là "vẫn thạch", sau khi di chuyển trong không gian va phải bầu khí quyển và rơi xuống trái đất thì được gọi là thiên thạch.Một số thiên thạch có kích thước lớn, phần nhân bên trong khó bị bốc hơi hoặc là chưa bị bốc cháy tới phần bên trong khi va chạm với bầu khí quyển, nên các thiên thạch thường ở trạng thái rắn hoặc hình khối, không có hình dạng nhất định.Mời các bạn xem video: NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch cực mạnh. Nguồn: THĐT
Chị Hannah Wilcock đã bất ngờ phát hiện những viên đá màu đen kỳ lạ trước cửa nhà. Ban đầu gia đình chị cho rằng đó là cục than do hàng xóm nướng thịt làm rơi.
Tuy nhiên họ đã vô cùng sốc khi biết viên đá này đã có niên đại hơn 4,6 tỷ năm. Hóa ra đó là những mảnh thiên thạch và gọi tên nó là thiên thạch Winchcombe.
Mẩu thiên thạch nêu trên và một số mẩu khác được tìm thấy cùng khoảng thời gian được cho là vỡ ra từ một vật thể lao vào bầu khí quyển của trái đất, có thể nặng tới khoảng 58kg với kích thước chiều ngang hơn 30cm.
Các nhà thiên văn học cho biết thiên thạch lao xuống với vận tốc gần 50.000 km/h (gấp khoảng 40 lần tốc độ âm thanh) trước khi biến thành một quả cầu lửa. Khối thiên thạch này đủ lớn để một số mảnh vỡ ra vẫn còn nguyên vẹn sau khi bốc cháy trong bầu khí quyển.
Các mảnh vỡ của thiên thạch Winchcombe đã được quyên tặng cho Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (London) do sau khi phân tích đã phát hiện ra chúng có chứa các chất hữu cơ có thành phần cacbon CM2 khác lạ.
Tuy nhiên chúng phần lớn đã được bán cho các nhà sưu tập tư nhân, chỉ có một mẩu thiên thạch nặng 100g được giữ lại để trưng bày trong bảo tàng, phục vụ khách tham quan.
Tương tự các vật thể có chứa thành phần gốc CM2 thông thường, thiên thạch Winchcombe chứa những vật liệu đầu tiên hình thành trong tinh vân mặt trời mà từ đó Hệ mặt trời của chúng ta được tạo ra.
Đó cũng là vật chất lâu đời nhất mà loài người đã phát hiện và nghiên cứu. Theo các nhà khoa học, thiên thạch này thuộc về vành đai tiểu hành tinh nằm ở chính giữa quỹ đạo của sao Hỏa và sao Mộc, cách trái đất hơn 177 triệu kilomet.
Nó có thể ẩn chứa câu trả lời về cách thức sự sống đã bắt đầu trên Trái đất. Các phân tử hữu cơ trong mẫu vụn thiên thạch Winchcombe có niên đại lớn hơn nhiều so với Trái đất.
Theo tiến sĩ Mark Sephton, nhà sinh vật học vũ trụ tại Đại học Hoàng gia London, chúng có khả năng đã rơi xuống Trái đất từ thuở sơ khai, là đại diện cũng như là phần còn sót lại của những phản ứng hóa học đầu tiên tạo ra sự sống trong thời kỳ sơ khai của Hệ mặt trời.
Thiên thạch trong tiếng Anh là meteoroid, còn được gọi là "đá trời" tức đá từ trên trời rơi xuống, nó là một dạng vật chất ngoài trái đất. Khi ở trong vũ trụ còn được gọi là "vẫn thạch", sau khi di chuyển trong không gian va phải bầu khí quyển và rơi xuống trái đất thì được gọi là thiên thạch.
Một số thiên thạch có kích thước lớn, phần nhân bên trong khó bị bốc hơi hoặc là chưa bị bốc cháy tới phần bên trong khi va chạm với bầu khí quyển, nên các thiên thạch thường ở trạng thái rắn hoặc hình khối, không có hình dạng nhất định.