Sách kỷ lục Guinness ghi nhận hồ Baikal nổi tiếng của nước Nga là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa là 1.642m. Không những vậy, hồ nước nằm tại vùng Siberia này còn nắm giữ kỷ lục lưu trữ 20% lượng nước ngọt trên Trái đất (23.615,39 km3).Theo các nhà nghiên cứu, hồ Baikal được hình thành cách đây 25 - 30 triệu năm. Theo đó, đây là hồ nước lâu đời nhất thế giới.Xét về diện tích bề mặt là 31.722 km2, Baikal là hồ nước lớn thứ 7 trên thế giới. Hồ nước này là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động thực vật như: hải cẩu Baikal, cáo đỏ, chồn zibelin, hoẵng Siberia, hươu xạ Siberia, chuột Lemming, kế đầm châu Âu, cỏ hòa thảo, rong mái chèo... Trong số này có nhiều loài động thực vật không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới, ngoài hồ Baikal.Liên quan đến hồ Baikal, người dân địa phương lưu truyền một giai thoại về một con rồng từng sinh sống ở dưới đáy hồ sâu nhất thế giới.Tương truyền, một số người dân sống gần hồ Baika kể rằng đã thỉnh thoảng nhìn thấy một con rồng trồi lên mặt hồ và bay lượn phía trên trước khi lặn trở xuống đáy hồ.Theo lời kể của các nhân chứng, con rồng có kích thước rất lớn. Nó sinh sống ở nơi ấm nhất của hồ. Con rồng nổi bật với bộ móng vuốt sắc nhọn. Dọc lưng của nó là những vảy rồng giống như bộ áo giáp kiên cố.Để con rồng này không quấy nhiễu cuộc sống, người dân quanh vùng đã "cung phụng" cho nó thức ăn, hoa quả, lông thú, đồ trang sức...Thậm chí, người dân thỉnh thoảng thực hiện các lễ hiến tế động vật nhằm cầu mong con rồng phù hộ, bảo vệ cho họ có cuộc sống ấm no, bình yên.Vào những năm 1980, các nhà nghiên cứu Liên Xô đã ghi nhận được một vật thể bí ẩn chuyển động dưới lòng hồ Baikal. Tuy nhiên, họ không thể xác định được đó là loài nào.Một số người cho rằng đó có thể là con rồng huyền thoại hoặc thủy quái bí ẩn mà giới khoa học chưa từng phát hiện. Vì vậy, công chúng hy vọng giới chuyên gia sẽ sớm tìm ra lời giải về việc có thủy quái tồn tại ở hồ Baikal hay không.Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THĐT1.
Sách kỷ lục Guinness ghi nhận hồ Baikal nổi tiếng của nước Nga là hồ sâu nhất thế giới với độ sâu tối đa là 1.642m. Không những vậy, hồ nước nằm tại vùng Siberia này còn nắm giữ kỷ lục lưu trữ 20% lượng nước ngọt trên Trái đất (23.615,39 km3).
Theo các nhà nghiên cứu, hồ Baikal được hình thành cách đây 25 - 30 triệu năm. Theo đó, đây là hồ nước lâu đời nhất thế giới.
Xét về diện tích bề mặt là 31.722 km2, Baikal là hồ nước lớn thứ 7 trên thế giới. Hồ nước này là nơi sinh sống của hàng ngàn loài động thực vật như: hải cẩu Baikal, cáo đỏ, chồn zibelin, hoẵng Siberia, hươu xạ Siberia, chuột Lemming, kế đầm châu Âu, cỏ hòa thảo, rong mái chèo... Trong số này có nhiều loài động thực vật không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới, ngoài hồ Baikal.
Liên quan đến hồ Baikal, người dân địa phương lưu truyền một giai thoại về một con rồng từng sinh sống ở dưới đáy hồ sâu nhất thế giới.
Tương truyền, một số người dân sống gần hồ Baika kể rằng đã thỉnh thoảng nhìn thấy một con rồng trồi lên mặt hồ và bay lượn phía trên trước khi lặn trở xuống đáy hồ.
Theo lời kể của các nhân chứng, con rồng có kích thước rất lớn. Nó sinh sống ở nơi ấm nhất của hồ. Con rồng nổi bật với bộ móng vuốt sắc nhọn. Dọc lưng của nó là những vảy rồng giống như bộ áo giáp kiên cố.
Để con rồng này không quấy nhiễu cuộc sống, người dân quanh vùng đã "cung phụng" cho nó thức ăn, hoa quả, lông thú, đồ trang sức...
Thậm chí, người dân thỉnh thoảng thực hiện các lễ hiến tế động vật nhằm cầu mong con rồng phù hộ, bảo vệ cho họ có cuộc sống ấm no, bình yên.
Vào những năm 1980, các nhà nghiên cứu Liên Xô đã ghi nhận được một vật thể bí ẩn chuyển động dưới lòng hồ Baikal. Tuy nhiên, họ không thể xác định được đó là loài nào.
Một số người cho rằng đó có thể là con rồng huyền thoại hoặc thủy quái bí ẩn mà giới khoa học chưa từng phát hiện. Vì vậy, công chúng hy vọng giới chuyên gia sẽ sớm tìm ra lời giải về việc có thủy quái tồn tại ở hồ Baikal hay không.
Mời độc giả xem video: Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây. Nguồn: THĐT1.