Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đang xây dựng một lò phản ứng hạt nhân không gian cực mạnh để phục vụ cho các chuyến thám hiểm Mặt trăng và sao Hỏa.Lò phản ứng hạt nhân này có thể tạo ra 1 megawatt điện, mạnh gấp 100 lần so với thiết bị tương tự mà NASA dự định đưa lên Mặt trăng vào năm 2030.Dù chi tiết kỹ thuật và ngày khởi động không được tiết lộ, nhưng hai nhà khoa học tham gia dự án tiết lộ, thiết kế kỹ thuật của một lò phản ứng nguyên mẫu đã được hoàn thành gần đây và một số bộ phận quan trọng đã được chế tạo.Lò phản ứng này chỉ là một phần của dự án tham vọng đưa Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo thế giới về không gian. Thiết bị hạt nhân duy nhất mà quốc gia này từng đưa lên vũ trụ là một cục ắc-quy phóng xạ nhỏ trên Thỏ Ngọc 2, robot thám hiểm đầu tiên hạ cánh ở nửa xa của Mặt trăng vào năm 2019.Tuy nhiên, cục ắc- quy đó chỉ có thể tạo ra một vài watt để giúp tàu tự hành tiếp tục hoạt động vào ban đêm trên Mặt trăng. Để thực hiện tham vọng khám phá không gian của các quốc gia, con người cần nhiều hơn nhiên liệu hóa học và các tấm pin mặt trời.Vì vậy, nguyên liệu hạt nhân trở thành giải pháp hy vọng nhất, các quốc gia đã bắt đầu thực hiện các chương trình đầy tham vọng, và Trung Quốc cũng không ngoại lệ.Năm 2021 chứng kiến một năm Trung Quốc có nhiều ưu thế vượt trội so với Mỹ và nhiều nước khác trong lĩnh vực không gian. Tháng 10/2021, Trung Quốc đã phóng phi hành đoàn thứ hai lên xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình - tên là Thiên Cung.Trong khi đó, trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), do Mỹ, Nga và các nước khác cùng xây dựng, sắp kết thúc vòng đời dự kiến vào năm 2024. Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ rời đi vào năm 2025 và có kế hoạch phóng trạm vũ trụ của riêng mình vào năm 2030.Nếu trạm ngừng hoạt động, Trung Quốc có thể là quốc gia duy nhất trên thế giới vận hành một trạm vũ trụ trong một thời gian. Để không tụt lại phía sau, NASA cho biết họ phải sử dụng hạt nhân không gian để cạnh tranh với Trung Quốc. Kế hoạch là triển khai hệ thống điện hạt nhân trên Mặt trăng vào năm 2026, với hệ thống bay, tàu đổ bộ và lò phản ứng tại chỗ.Cạnh tranh với Trung Quốc còn có Nga với kế hoạch phóng một tàu vũ trụ khổng lồ chạy bằng TEM - một lò phản ứng hạt nhân với công suất tính bằng megawatt, trước năm 2030.Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã khởi động một dự án tương tự mang tên Democritos, với một lò phản ứng không gian công suất 200kW, dự kiến được thử nghiệm trên mặt đất vào năm 2023.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.
Các nhà khoa học Trung Quốc cho biết họ đang xây dựng một lò phản ứng hạt nhân không gian cực mạnh để phục vụ cho các chuyến thám hiểm Mặt trăng và sao Hỏa.
Lò phản ứng hạt nhân này có thể tạo ra 1 megawatt điện, mạnh gấp 100 lần so với thiết bị tương tự mà NASA dự định đưa lên Mặt trăng vào năm 2030.
Dù chi tiết kỹ thuật và ngày khởi động không được tiết lộ, nhưng hai nhà khoa học tham gia dự án tiết lộ, thiết kế kỹ thuật của một lò phản ứng nguyên mẫu đã được hoàn thành gần đây và một số bộ phận quan trọng đã được chế tạo.
Lò phản ứng này chỉ là một phần của dự án tham vọng đưa Trung Quốc trở thành nhà lãnh đạo thế giới về không gian. Thiết bị hạt nhân duy nhất mà quốc gia này từng đưa lên vũ trụ là một cục ắc-quy phóng xạ nhỏ trên Thỏ Ngọc 2, robot thám hiểm đầu tiên hạ cánh ở nửa xa của Mặt trăng vào năm 2019.
Tuy nhiên, cục ắc- quy đó chỉ có thể tạo ra một vài watt để giúp tàu tự hành tiếp tục hoạt động vào ban đêm trên Mặt trăng. Để thực hiện tham vọng khám phá không gian của các quốc gia, con người cần nhiều hơn nhiên liệu hóa học và các tấm pin mặt trời.
Vì vậy, nguyên liệu hạt nhân trở thành giải pháp hy vọng nhất, các quốc gia đã bắt đầu thực hiện các chương trình đầy tham vọng, và Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Năm 2021 chứng kiến một năm Trung Quốc có nhiều ưu thế vượt trội so với Mỹ và nhiều nước khác trong lĩnh vực không gian. Tháng 10/2021, Trung Quốc đã phóng phi hành đoàn thứ hai lên xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình - tên là Thiên Cung.
Trong khi đó, trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), do Mỹ, Nga và các nước khác cùng xây dựng, sắp kết thúc vòng đời dự kiến vào năm 2024. Nga đã tuyên bố rằng họ sẽ rời đi vào năm 2025 và có kế hoạch phóng trạm vũ trụ của riêng mình vào năm 2030.
Nếu trạm ngừng hoạt động, Trung Quốc có thể là quốc gia duy nhất trên thế giới vận hành một trạm vũ trụ trong một thời gian. Để không tụt lại phía sau, NASA cho biết họ phải sử dụng hạt nhân không gian để cạnh tranh với Trung Quốc. Kế hoạch là triển khai hệ thống điện hạt nhân trên Mặt trăng vào năm 2026, với hệ thống bay, tàu đổ bộ và lò phản ứng tại chỗ.
Cạnh tranh với Trung Quốc còn có Nga với kế hoạch phóng một tàu vũ trụ khổng lồ chạy bằng TEM - một lò phản ứng hạt nhân với công suất tính bằng megawatt, trước năm 2030.
Cơ quan Vũ trụ Châu Âu đã khởi động một dự án tương tự mang tên Democritos, với một lò phản ứng không gian công suất 200kW, dự kiến được thử nghiệm trên mặt đất vào năm 2023.