Các tiểu hành tinh rộng từ 1 km trở lên không phải là mối lo của các nhà khoa học khi quỹ đạo của hầu hết số này đã được xác định chính xác. Thay vào đó, sự chú ý của các nhà nghiên cứu là các tiểu hành tinh tương đối nhỏ kích thước bằng sân vận động bóng đá, có số lượng cực nhiều và dễ bị trạm quan sát thiên văn bỏ sót.Một tiểu hành tinh nhỏ như vậy có thể không phải mối đe dọa lớn so với thiên thạch 10 km đâm xuống Trái đất cách đây 66 triệu năm. Tuy nhiên nó vẫn có sức công phá cực kỳ lớn.Hiện nay, chưa có loại vũ khí nào đủ mạnh để phá hủy một tiểu hành tinh khi phát hiện trong thời gian ngắn. NASA tin rằng, biện pháp an toàn nhất để tránh thảm họa xảy ra là phát triển hệ thống cảnh báo sớm.Nếu phát hiện tiểu hành tinh đủ sớm, các nhà khoa học có thể thay đổi đường đi của nó nhờ sử dụng lực hấp dẫn từ một tàu vũ trụ. Tàu kéo lực hấp dẫn có thể bay sát thiên thể trong vài thập kỷ, dần kéo nó đến một nơi an toàn trong vũ trụ, nơi con người có thể nghiên cứu hoặc khai thác cho mục đích thương mại.Trong tương lai, các nhà khoa học có thể sử dụng biện pháp đốt laser để xử lý những thiên thạch như Chelyabinsk. Đây là kỹ thuật chiếu laser lên bề mặt của tiểu hành tinh, biến nó từ chất rắn thành chất khí. Về mặt lý thuyết, việc tận dụng các tia mặt trời làm năng lượng cho một đội tàu vũ trụ mang laser có tính khả thi.Một phương pháp nữa là dùng thiết bị va chạm động học, tức là một tên lửa đâm vào làm lệch tiểu hành tinh, có thể hiệu quả với những thiên thể lớn có nguy cơ đâm xuống Trái đất. Các nhà khoa học sẽ tiến hành một nhiệm vụ trong tương lai gần để kiểm tra tính khả thi của phương pháp này.Phương án cuối cùng là sử dụng vũ khí hạt nhân. Sau khi thực hiện các mô phỏng có độ trung thực cao, các nhà khoa học đã kết luận trong một nghiên cứu được công bố vào tháng này rằng một tiểu hành tinh dài 100 m có thể bị phá hủy bởi quả bom nguyên tử một megaton (tương đương 1.000.000 tấn thuốc nổ TNT).Khoảng 99,9% khối lượng tiểu hành tinh sẽ bị phá vỡ nếu phóng bom nguyên tử vào vật thể ít nhất 2 tháng trước thời điểm va chạm với Trái đất theo dự đoán.Nhóm nghiên cứu của Patrick King, nhà vật lý tại Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng của Đại học Johns Hopkins, đã tiến hành mô phỏng 3D để xem liệu một quả bom hạt nhân có thể cứu hành tinh chúng ta hay không.King đã theo dõi tiểu hành tinh 100 m bay về phía Trái đất theo 5 quỹ đạo khác nhau và phóng bom nguyên tử một megaton vào nó trong mô phỏng. Các mô phỏng cho thấy khi vụ nổ xảy ra 2 tháng trước ngày va chạm dự kiến, có thể đảm bảo rằng hầu hết các mảnh vỡ của tiểu hành tinh không đến được Trái đất.Tuy nhiên, theo Michel, chiến lược này không phải là dễ dàng. Nếu chúng tính toán sai năng lượng cần thiết để phá hủy tiểu hành tinh, nhiều mảnh vỡ có thể được tạo ra.Một số mảnh vỡ có thể đủ lớn để gây thiệt hại đáng kể trên Trái đất. Đến nay, để giảm nguy cơ bị một tiểu hành tinh va vào, các nhà khoa học đang quan sát thận trọng.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Các tiểu hành tinh rộng từ 1 km trở lên không phải là mối lo của các nhà khoa học khi quỹ đạo của hầu hết số này đã được xác định chính xác. Thay vào đó, sự chú ý của các nhà nghiên cứu là các tiểu hành tinh tương đối nhỏ kích thước bằng sân vận động bóng đá, có số lượng cực nhiều và dễ bị trạm quan sát thiên văn bỏ sót.
Một tiểu hành tinh nhỏ như vậy có thể không phải mối đe dọa lớn so với thiên thạch 10 km đâm xuống Trái đất cách đây 66 triệu năm. Tuy nhiên nó vẫn có sức công phá cực kỳ lớn.
Hiện nay, chưa có loại vũ khí nào đủ mạnh để phá hủy một tiểu hành tinh khi phát hiện trong thời gian ngắn. NASA tin rằng, biện pháp an toàn nhất để tránh thảm họa xảy ra là phát triển hệ thống cảnh báo sớm.
Nếu phát hiện tiểu hành tinh đủ sớm, các nhà khoa học có thể thay đổi đường đi của nó nhờ sử dụng lực hấp dẫn từ một tàu vũ trụ. Tàu kéo lực hấp dẫn có thể bay sát thiên thể trong vài thập kỷ, dần kéo nó đến một nơi an toàn trong vũ trụ, nơi con người có thể nghiên cứu hoặc khai thác cho mục đích thương mại.
Trong tương lai, các nhà khoa học có thể sử dụng biện pháp đốt laser để xử lý những thiên thạch như Chelyabinsk. Đây là kỹ thuật chiếu laser lên bề mặt của tiểu hành tinh, biến nó từ chất rắn thành chất khí. Về mặt lý thuyết, việc tận dụng các tia mặt trời làm năng lượng cho một đội tàu vũ trụ mang laser có tính khả thi.
Một phương pháp nữa là dùng thiết bị va chạm động học, tức là một tên lửa đâm vào làm lệch tiểu hành tinh, có thể hiệu quả với những thiên thể lớn có nguy cơ đâm xuống Trái đất. Các nhà khoa học sẽ tiến hành một nhiệm vụ trong tương lai gần để kiểm tra tính khả thi của phương pháp này.
Phương án cuối cùng là sử dụng vũ khí hạt nhân. Sau khi thực hiện các mô phỏng có độ trung thực cao, các nhà khoa học đã kết luận trong một nghiên cứu được công bố vào tháng này rằng một tiểu hành tinh dài 100 m có thể bị phá hủy bởi quả bom nguyên tử một megaton (tương đương 1.000.000 tấn thuốc nổ TNT).
Khoảng 99,9% khối lượng tiểu hành tinh sẽ bị phá vỡ nếu phóng bom nguyên tử vào vật thể ít nhất 2 tháng trước thời điểm va chạm với Trái đất theo dự đoán.
Nhóm nghiên cứu của Patrick King, nhà vật lý tại Phòng thí nghiệm Vật lý ứng dụng của Đại học Johns Hopkins, đã tiến hành mô phỏng 3D để xem liệu một quả bom hạt nhân có thể cứu hành tinh chúng ta hay không.
King đã theo dõi tiểu hành tinh 100 m bay về phía Trái đất theo 5 quỹ đạo khác nhau và phóng bom nguyên tử một megaton vào nó trong mô phỏng. Các mô phỏng cho thấy khi vụ nổ xảy ra 2 tháng trước ngày va chạm dự kiến, có thể đảm bảo rằng hầu hết các mảnh vỡ của tiểu hành tinh không đến được Trái đất.
Tuy nhiên, theo Michel, chiến lược này không phải là dễ dàng. Nếu chúng tính toán sai năng lượng cần thiết để phá hủy tiểu hành tinh, nhiều mảnh vỡ có thể được tạo ra.
Một số mảnh vỡ có thể đủ lớn để gây thiệt hại đáng kể trên Trái đất. Đến nay, để giảm nguy cơ bị một tiểu hành tinh va vào, các nhà khoa học đang quan sát thận trọng.