Glyptodon là một chi của các loài động vật có vú lớn thời tiền sử, chúng được mệnh danh là lâu đài di động. xe bọc thép của họ Glyptodontinae, chúng sống trong thời đại Pleistocene sớm.Giới cổ sinh vật học cho rằng quái vật Glyptodon là loài động vật có vú có ngoại hình kỳ lạ và chúng không giống với bất kỳ sinh vật kỳ lạ nào trong thế giới ngày nay. Glyphtodon rất lớn, với chiều dài từ đầu đến đuôi lên tới 3,3 mét, vỏ cao tới 1,5 mét và nặng tới 2 tấn.Loài động vật này có đầu rộng và cao, ngoài ra chúng còn có một chiếc mũi dài và mềm ở phía trước miệng. Hai hàng răng hàm trong miệng của Glyptodon được sử dụng để cắt và nhai thực vật. Từ cấu trúc của hộp sọ của Glyptodon có thể thấy hàm của nó được kết nối với các cơ lớn, điều này đồng nghĩa với việc chúng có lực cắn mạnh.Với kích thước dài khoảng 13m, nặng khoảng 1,1 tấn, bề ngang cơ thể rộng khoảng 1m, trăn Titanoboa (danh pháp khoa học là Titanoboa cerrejonensis) là loài trăn khổng lồ nhất trên Trái đất.Với kích thước này, trăn Titanoboa có thể nuốt chửng một con bò hay thậm chí là vài người trưởng thành một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thật mừng là loài trăn này từng sinh sống khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước trên Trái đất, đến nay đã hoàn toàn biến mất.Khoảng 60 triệu năm trước, sau thời điểm khủng long bị tuyệt chủng, Titanoboa bắt đầu trỗi dậy, trở thành loài săn mồi lớn và hung dữ nhất hành tinh. Lượng cơ bắp chúng sở hữu đủ để nghiền nát mọi con mồi, kể cả cá sấu khổng lồ.Những con Megatherium từng đi lang thang trong các khu rừng ở Nam Mỹ. Các hóa thạch của chúng thường được tìm thấy ở Argentina, Uruguay và Bolivia cho thấy loài quái vật này sống cách đây từ 400.000 đến 8.000 năm.Những con lười mặt đất này cao gần 4m và có thể nặng hơn 4 tấn. Mặc dù có khả năng đi bằng bốn chân, nhưng chúng vẫn có thể vươn cao hết cỡ và đứng bằng chân sau để cuốn lấy những chiếc lá khó tiếp cận.Gigantopithecus là loài linh trưởng to lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Các nhà khảo cổ học tin rằng chúng có thể cao tới gần 4 mét và có thể là tổ tiên của loài đười ươi ngày nay.Trong khi hầu hết các loài động vật tiền sử vào thời điểm đó kiếm ăn trong cả rừng và đồng cỏ, thì loài vượn cổ đại này chỉ sinh sống trong một môi trường duy nhất, đó chính là rừng.Tê giác lông cừu (Coelodonta antiquitatis) có rất nhiều lông, với đầu và thân dài hơn, chân ngắn hơn tê giác ngày nay. Tê giác lông cừu cũng có một cái bướu lớn sau vai.Trước khi tuyệt chủng khoảng 14.000 năm trước, tê giác lông cừu đã lang thang khắp nơi. Hóa thạch của nó đã được tìm thấy ở Tây Ban Nha, Siberia và Hàn Quốc. Do đó, tê giác lông cừu đôi khi xuất hiện trong các bức tranh hang động cổ đại - mặc dù không thường xuyên như voi ma mút hoặc bò rừng.Mời các bạn xem video: Google số hóa nền văn minh Maya cổ đại. Nguồn: THĐT
Glyptodon là một chi của các loài động vật có vú lớn thời tiền sử, chúng được mệnh danh là lâu đài di động. xe bọc thép của họ Glyptodontinae, chúng sống trong thời đại Pleistocene sớm.
Giới cổ sinh vật học cho rằng quái vật Glyptodon là loài động vật có vú có ngoại hình kỳ lạ và chúng không giống với bất kỳ sinh vật kỳ lạ nào trong thế giới ngày nay. Glyphtodon rất lớn, với chiều dài từ đầu đến đuôi lên tới 3,3 mét, vỏ cao tới 1,5 mét và nặng tới 2 tấn.
Loài động vật này có đầu rộng và cao, ngoài ra chúng còn có một chiếc mũi dài và mềm ở phía trước miệng. Hai hàng răng hàm trong miệng của Glyptodon được sử dụng để cắt và nhai thực vật. Từ cấu trúc của hộp sọ của Glyptodon có thể thấy hàm của nó được kết nối với các cơ lớn, điều này đồng nghĩa với việc chúng có lực cắn mạnh.
Với kích thước dài khoảng 13m, nặng khoảng 1,1 tấn, bề ngang cơ thể rộng khoảng 1m, trăn Titanoboa (danh pháp khoa học là Titanoboa cerrejonensis) là loài trăn khổng lồ nhất trên Trái đất.
Với kích thước này, trăn Titanoboa có thể nuốt chửng một con bò hay thậm chí là vài người trưởng thành một cách dễ dàng. Tuy nhiên, thật mừng là loài trăn này từng sinh sống khoảng từ 60 tới 58 triệu năm trước trên Trái đất, đến nay đã hoàn toàn biến mất.
Khoảng 60 triệu năm trước, sau thời điểm khủng long bị tuyệt chủng, Titanoboa bắt đầu trỗi dậy, trở thành loài săn mồi lớn và hung dữ nhất hành tinh. Lượng cơ bắp chúng sở hữu đủ để nghiền nát mọi con mồi, kể cả cá sấu khổng lồ.
Những con Megatherium từng đi lang thang trong các khu rừng ở Nam Mỹ. Các hóa thạch của chúng thường được tìm thấy ở Argentina, Uruguay và Bolivia cho thấy loài quái vật này sống cách đây từ 400.000 đến 8.000 năm.
Những con lười mặt đất này cao gần 4m và có thể nặng hơn 4 tấn. Mặc dù có khả năng đi bằng bốn chân, nhưng chúng vẫn có thể vươn cao hết cỡ và đứng bằng chân sau để cuốn lấy những chiếc lá khó tiếp cận.
Gigantopithecus là loài linh trưởng to lớn nhất từng tồn tại trên Trái Đất. Các nhà khảo cổ học tin rằng chúng có thể cao tới gần 4 mét và có thể là tổ tiên của loài đười ươi ngày nay.
Trong khi hầu hết các loài động vật tiền sử vào thời điểm đó kiếm ăn trong cả rừng và đồng cỏ, thì loài vượn cổ đại này chỉ sinh sống trong một môi trường duy nhất, đó chính là rừng.
Tê giác lông cừu (Coelodonta antiquitatis) có rất nhiều lông, với đầu và thân dài hơn, chân ngắn hơn tê giác ngày nay. Tê giác lông cừu cũng có một cái bướu lớn sau vai.
Trước khi tuyệt chủng khoảng 14.000 năm trước, tê giác lông cừu đã lang thang khắp nơi. Hóa thạch của nó đã được tìm thấy ở Tây Ban Nha, Siberia và Hàn Quốc. Do đó, tê giác lông cừu đôi khi xuất hiện trong các bức tranh hang động cổ đại - mặc dù không thường xuyên như voi ma mút hoặc bò rừng.