MARK I chính là chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới, xuất hiện trên chiến trường lần đầu năm 1917. Nó được thiết kế để miễn nhiễm với đạn bộ binh và vượt qua hầm hào, hàng rào thép gai của kẻ thù. Với nó, người Anh đã phá vỡ được sự trì trệ của chiến tranh hầm hào và khai sinh ra một loại phương tiện chiến tranh mới, mang sức ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử loài người về sau.Khi binh lính Hồng Quân lần đầu được “diện kiến” Tiger, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh thực sự. Pháo chính của Tiger là vốn là khẩu pháo phòng không 8.8 cm KwK 36 L/56 có sơ tốc đạn và độ chính xác cao, đủ sức bắn xuyên thẳng giáp trước thân xe của các mẫu xe tăng tốt nhất mà Liên Xô có lúc đó như KV-1 và T-34. Vì thế mà dù không được sản xuất nhiều, tổng cộng chỉ có 1.355 chiếc nhưng nó vẫn cực kỳ nổi tiếng, trở thành một biểu tượng của quân đội phát xít Đức.Dù không quá ấn tượng như Tiger, Panther hay Ferdinand (Elephant) nhưng Panzer IV mới chính là xương sống, làm nên sức mạnh của các sư đoàn tăng thiết giáp của Đức Quốc Xã. Panzer IV là cũng là dòng xe tăng duy nhất của Đức được sản xuất và chiến đấu trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai.T-34 Thường được các dân chơi yêu lịch sử ở Việt Nam gọi bằng biệt danh trìu mến “con gián”. Đó là vì sức sống mãnh liệt của dòng xe tăng huyền thoại này. Tuy nó không có cái gì là nhất nhưng cái gì cũng làm được kha khá. Nó cực kỳ tin cậy, chi phí sản xuất cực thấp và rất cơ động. dòng xe tăng này cũng có cấu tạo đơn giản nên rất dễ bảo dưỡng và sản xuất hàng loạt, nếu một chiếc T-34 bị tiêu diệt thì Liên Xô lại có thể sản xuất ra nhiều chiếc nữa bằng sức mạnh công nghiệp khủng khiếp của mình.IS-2 được bọc giáp tốt và bố trí một cách tối ưu, độ cơ động vừa đủ, vận hành đáng tin cậy và hỏa lực cực mạnh với cỡ nòng 122mm, thuộc hàng lớn nhất trên xe tăng vào thời điểm đó. Khẩu pháo của IS-2 có thể khạc ra viên đạn nặng 25kg, đủ để xuyên thẳng mặt bất kỳ mẫu xe tăng nào của Đức. Đại tướng Heinz Guderian của Đức đã ước tính phải cần đến 3 chiếc Tiger để hạ được một chiếc IS-2. Và chiếc xe tăng này đáng sợ đến nỗi lính đức đã gọi nó bằng cái tên “Doom” tức là “Quỷ dữ”.Như tên gọi của mình, ISU-152 trang bị pháo chính có cỡ nòng lên đến 152mm và mỗi viên đạn HE của nó nặng tầm 45kg, đủ sức để đấm bay màu bất kỳ xe tăng nào của Đức Quốc Xã tại mọi khoảng cách. Nó còn được sử dụng hiệu quả với vai trò phương tiện công phá hầm, boongke và các loại công sự.M4 Sherman là xe tăng nổi tiếng nhất của Mỹ trong thế chiến thứ hai, nó được trang bị hỏa lực khá tốt cơ động và tin cậy. Dòng xe tăng này được sản xuất đến 49.234 trong thế chiến thứ 2, chỉ sau T-34 của Liên Xô. Tuy nhiên nó lại có một điểm yếu chết người là chạy bằng xăng nên rất dễ bắt cháy khi bị bắn trúng động cơ và thùng nhiên liệu. Lính Đức đã gọi nó bằng cái tên “Tommy Cooker”, tức là “nồi nấu lính Mỹ”.Dòng xe tăng T-54 ra được sản xuất lần đầu vào năm 1947. Qua nhiều đợt chỉnh sửa và cải tiến, đến năm 1958, nó được đổi tên thành T55. T-54 là một dòng xe tăng rất ưu việt, nó nhỏ gọn, có độ cơ động cao, hỏa lực mạnh và giáp bảo vệ tốt (theo tiêu chuẩn bấy giờ). Nó tham chiến trên khắp các mặt trận từ Trung Đông, Ấn Độ cho đến Đông Nam Á và làm nên tên tuổi trong chiến tranh Việt Nam.Chiếc Type-59 (thường gọi là T-59) do Trung Quốc sản xuất mang số hiệu 390 húc cổng chính Dinh Độc Lập Ngày 30/4 năm 1975 cũng là được xây dựng dựa phiên bản T-54A.M1 Abrams đi vào hoạt động từ năm 1980 cho đến nay, nó được bọc giáp rất tốt, có thành phần Uranium nghèo nên khối lượng xe lên đến hơn 67 tấn. Tuy nhiên mẫu xe tăng này vẫn giữ được độ cơ động ấn tượng do được trang bị động cơ turbine khí (tương tự như động cơ trên máy bay trực thăng) có công suất lên đến 1500 mã lực giúp nó có thể lả lướt với tốc độ tối đa gần 70km/h trên đường bằng.Trong thời điểm hiện tại chúng ta có thể kể đến một vài cái tên nổi bật như T-90 (các dân chơi hay gọi là cua đồng mắt đỏ) và T-14 của Nga, Leopard 2 của Đức, M1A2 Abrams của Mỹ, Challenger 2 của Anh, Merkava Mk4 của Israel, AMX-56 của Pháp… Tuy nhiên từ năm 91 khi Liên Xô tan rã và Chiến Tranh Lạnh kết thúc cho đến nay thì các cuộc xung đột vũ trang cũng ít đi rất nhiều. Các mẫu xe tăng vừa nêu trên cũng không có cơ hội được “thể hiện nhiều” để tạo nên danh tiếng như những dòng xe vừa kể trên.
MARK I chính là chiếc xe tăng đầu tiên trên thế giới, xuất hiện trên chiến trường lần đầu năm 1917. Nó được thiết kế để miễn nhiễm với đạn bộ binh và vượt qua hầm hào, hàng rào thép gai của kẻ thù. Với nó, người Anh đã phá vỡ được sự trì trệ của chiến tranh hầm hào và khai sinh ra một loại phương tiện chiến tranh mới, mang sức ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử loài người về sau.
Khi binh lính Hồng Quân lần đầu được “diện kiến” Tiger, nó đã trở thành một nỗi ám ảnh thực sự. Pháo chính của Tiger là vốn là khẩu pháo phòng không 8.8 cm KwK 36 L/56 có sơ tốc đạn và độ chính xác cao, đủ sức bắn xuyên thẳng giáp trước thân xe của các mẫu xe tăng tốt nhất mà Liên Xô có lúc đó như KV-1 và T-34. Vì thế mà dù không được sản xuất nhiều, tổng cộng chỉ có 1.355 chiếc nhưng nó vẫn cực kỳ nổi tiếng, trở thành một biểu tượng của quân đội phát xít Đức.
Dù không quá ấn tượng như Tiger, Panther hay Ferdinand (Elephant) nhưng Panzer IV mới chính là xương sống, làm nên sức mạnh của các sư đoàn tăng thiết giáp của Đức Quốc Xã. Panzer IV là cũng là dòng xe tăng duy nhất của Đức được sản xuất và chiến đấu trong suốt chiến tranh thế giới thứ hai.
T-34 Thường được các dân chơi yêu lịch sử ở Việt Nam gọi bằng biệt danh trìu mến “con gián”. Đó là vì sức sống mãnh liệt của dòng xe tăng huyền thoại này. Tuy nó không có cái gì là nhất nhưng cái gì cũng làm được kha khá. Nó cực kỳ tin cậy, chi phí sản xuất cực thấp và rất cơ động. dòng xe tăng này cũng có cấu tạo đơn giản nên rất dễ bảo dưỡng và sản xuất hàng loạt, nếu một chiếc T-34 bị tiêu diệt thì Liên Xô lại có thể sản xuất ra nhiều chiếc nữa bằng sức mạnh công nghiệp khủng khiếp của mình.
IS-2 được bọc giáp tốt và bố trí một cách tối ưu, độ cơ động vừa đủ, vận hành đáng tin cậy và hỏa lực cực mạnh với cỡ nòng 122mm, thuộc hàng lớn nhất trên xe tăng vào thời điểm đó. Khẩu pháo của IS-2 có thể khạc ra viên đạn nặng 25kg, đủ để xuyên thẳng mặt bất kỳ mẫu xe tăng nào của Đức. Đại tướng Heinz Guderian của Đức đã ước tính phải cần đến 3 chiếc Tiger để hạ được một chiếc IS-2. Và chiếc xe tăng này đáng sợ đến nỗi lính đức đã gọi nó bằng cái tên “Doom” tức là “Quỷ dữ”.
Như tên gọi của mình, ISU-152 trang bị pháo chính có cỡ nòng lên đến 152mm và mỗi viên đạn HE của nó nặng tầm 45kg, đủ sức để đấm bay màu bất kỳ xe tăng nào của Đức Quốc Xã tại mọi khoảng cách. Nó còn được sử dụng hiệu quả với vai trò phương tiện công phá hầm, boongke và các loại công sự.
M4 Sherman là xe tăng nổi tiếng nhất của Mỹ trong thế chiến thứ hai, nó được trang bị hỏa lực khá tốt cơ động và tin cậy. Dòng xe tăng này được sản xuất đến 49.234 trong thế chiến thứ 2, chỉ sau T-34 của Liên Xô. Tuy nhiên nó lại có một điểm yếu chết người là chạy bằng xăng nên rất dễ bắt cháy khi bị bắn trúng động cơ và thùng nhiên liệu. Lính Đức đã gọi nó bằng cái tên “Tommy Cooker”, tức là “nồi nấu lính Mỹ”.
Dòng xe tăng T-54 ra được sản xuất lần đầu vào năm 1947. Qua nhiều đợt chỉnh sửa và cải tiến, đến năm 1958, nó được đổi tên thành T55. T-54 là một dòng xe tăng rất ưu việt, nó nhỏ gọn, có độ cơ động cao, hỏa lực mạnh và giáp bảo vệ tốt (theo tiêu chuẩn bấy giờ). Nó tham chiến trên khắp các mặt trận từ Trung Đông, Ấn Độ cho đến Đông Nam Á và làm nên tên tuổi trong chiến tranh Việt Nam.
Chiếc Type-59 (thường gọi là T-59) do Trung Quốc sản xuất mang số hiệu 390 húc cổng chính Dinh Độc Lập Ngày 30/4 năm 1975 cũng là được xây dựng dựa phiên bản T-54A.
M1 Abrams đi vào hoạt động từ năm 1980 cho đến nay, nó được bọc giáp rất tốt, có thành phần Uranium nghèo nên khối lượng xe lên đến hơn 67 tấn. Tuy nhiên mẫu xe tăng này vẫn giữ được độ cơ động ấn tượng do được trang bị động cơ turbine khí (tương tự như động cơ trên máy bay trực thăng) có công suất lên đến 1500 mã lực giúp nó có thể lả lướt với tốc độ tối đa gần 70km/h trên đường bằng.
Trong thời điểm hiện tại chúng ta có thể kể đến một vài cái tên nổi bật như T-90 (các dân chơi hay gọi là cua đồng mắt đỏ) và T-14 của Nga, Leopard 2 của Đức, M1A2 Abrams của Mỹ, Challenger 2 của Anh, Merkava Mk4 của Israel, AMX-56 của Pháp… Tuy nhiên từ năm 91 khi Liên Xô tan rã và Chiến Tranh Lạnh kết thúc cho đến nay thì các cuộc xung đột vũ trang cũng ít đi rất nhiều. Các mẫu xe tăng vừa nêu trên cũng không có cơ hội được “thể hiện nhiều” để tạo nên danh tiếng như những dòng xe vừa kể trên.