Các chuyên gia cho rằng, bộ phận cơ thể giả lâu đời nhất thế giới là 2 ngón chân giả được tìm thấy cùng với một xác ướp Ai Cập. Trong đó, một ngón chân giả được đặt tên là Greville Chester.Ngón chân giả Greville Chester hiện được trưng bày tại Viện Bảo tàng Anh và có niên đại vào khoảng năm 600 năm trước Công nguyên. Nó được làm từ một hỗn hợp giấy cổ xưa gồm: linen, hồ từ mỡ động vật.Ngón chân giả còn lại được làm từ gỗ và da, có niên đại vào khoảng năm 950 trước Công nguyên - 710 trước Công nguyên. Hiện cổ vật này được trưng bày tại Cairo.Tháng 11/2023, các nhà khảo cổ ở Đức thông báo phát hiện một bộ hài cốt kèm bàn tay giả bằng kim loại để thay thế cho 4 ngón tay bị mất trong ngôi mộ gần nhà thờ ở thị trấn Freising, vùng Bavaria. Đây là một trong những bộ phận cơ thể giả cổ nhất lịch sử từng được con người sử dụng.Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thi hài trên thuộc về người đàn ông qua đời ở độ tuổi từ 30 - 50. Người này mất trong khoảng thời gian từ năm 1450 - 1620. Điều này có nghĩa bàn tay giả bằng kim loại có thể có niên đại khoảng 600 năm tuổi.Nhóm chuyên gia cho biết thêm, những ngón tay trên bàn tay trái của người đàn ông dường như đã bị cắt cụt và phần còn lại của bàn tay được bọc trong hộp rỗng làm từ sắt và kim loại khác. Điều này cho thấy người dân khi ấy có trình độ y học khá tiên tiến. Bên trong bàn tay giả có một loại vải giống như băng gạc, có khả năng dùng để đệm phần cụt.Tháng 1/2016, các nhà khảo cổ học của Viện Khảo cổ Áo đã phát hiện một vật mà họ tin là bộ phận cơ thể giả cổ nhất ở châu Âu trong cuộc khai quật một mộ cổ ở Hemmaberg, miền Nam nước Áo. Ngôi mộ thuộc về một người đàn ông.Các chuyên gia đã tìm thấy một đai sắt và những phần còn sót lại của một khúc gỗ và mẩu da thuộc. Họ cho rằng đây là một chiếc chân giả bằng gỗ.Theo nghiên cứu, các chuyên gia nhận định người đàn ông trên đã tìm cách khắc phục phần chân bị gãy bằng chiếc chân gỗ và đã có thể di chuyển dễ dàng nhờ chiếc chân giả này ít nhất từ 2 năm trở lên. Việc lắp ghép chiếc chân giả chứng tỏ kỹ thuật y khoa tại thời điểm đó đạt thành tựu lớn.Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.
Các chuyên gia cho rằng, bộ phận cơ thể giả lâu đời nhất thế giới là 2 ngón chân giả được tìm thấy cùng với một xác ướp Ai Cập. Trong đó, một ngón chân giả được đặt tên là Greville Chester.
Ngón chân giả Greville Chester hiện được trưng bày tại Viện Bảo tàng Anh và có niên đại vào khoảng năm 600 năm trước Công nguyên. Nó được làm từ một hỗn hợp giấy cổ xưa gồm: linen, hồ từ mỡ động vật.
Ngón chân giả còn lại được làm từ gỗ và da, có niên đại vào khoảng năm 950 trước Công nguyên - 710 trước Công nguyên. Hiện cổ vật này được trưng bày tại Cairo.
Tháng 11/2023, các nhà khảo cổ ở Đức thông báo phát hiện một bộ hài cốt kèm bàn tay giả bằng kim loại để thay thế cho 4 ngón tay bị mất trong ngôi mộ gần nhà thờ ở thị trấn Freising, vùng Bavaria. Đây là một trong những bộ phận cơ thể giả cổ nhất lịch sử từng được con người sử dụng.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, thi hài trên thuộc về người đàn ông qua đời ở độ tuổi từ 30 - 50. Người này mất trong khoảng thời gian từ năm 1450 - 1620. Điều này có nghĩa bàn tay giả bằng kim loại có thể có niên đại khoảng 600 năm tuổi.
Nhóm chuyên gia cho biết thêm, những ngón tay trên bàn tay trái của người đàn ông dường như đã bị cắt cụt và phần còn lại của bàn tay được bọc trong hộp rỗng làm từ sắt và kim loại khác. Điều này cho thấy người dân khi ấy có trình độ y học khá tiên tiến. Bên trong bàn tay giả có một loại vải giống như băng gạc, có khả năng dùng để đệm phần cụt.
Tháng 1/2016, các nhà khảo cổ học của Viện Khảo cổ Áo đã phát hiện một vật mà họ tin là bộ phận cơ thể giả cổ nhất ở châu Âu trong cuộc khai quật một mộ cổ ở Hemmaberg, miền Nam nước Áo. Ngôi mộ thuộc về một người đàn ông.
Các chuyên gia đã tìm thấy một đai sắt và những phần còn sót lại của một khúc gỗ và mẩu da thuộc. Họ cho rằng đây là một chiếc chân giả bằng gỗ.
Theo nghiên cứu, các chuyên gia nhận định người đàn ông trên đã tìm cách khắc phục phần chân bị gãy bằng chiếc chân gỗ và đã có thể di chuyển dễ dàng nhờ chiếc chân giả này ít nhất từ 2 năm trở lên. Việc lắp ghép chiếc chân giả chứng tỏ kỹ thuật y khoa tại thời điểm đó đạt thành tựu lớn.
Mời độc giả xem video: Chuyên gia hoang mang phát hiện cổ vật khổng lồ 300.000 năm.