Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh bàn giao 4 cá thể động vật hoang dã cho Vườn Quốc gia Vũ Quang thuộc tỉnh Hà Tĩnh để chăm sóc, thả về môi trường tự nhiên.Những cá thể động vật hoang dã này do người dân tự nguyện giao nộp. Cụ thể, thông qua tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng và chính quyền xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gia đình ông Đinh Văn Điền ở thôn Đông Xuân và gia đình bà Đinh Thị Nhung ở thôn Trường Xuân giao nộp 2 cá thể khỉ vàng.Gia đình ông Kiều Đình Tân ở thôn Trường Xuân bàn giao 1 cá thể trăn đất và gia đình bà Dương Thị Lin ở thôn Tây Xuân bàn giao 1 cá thể khỉ đuôi lợn. Sau khi tiếp nhận 4 cá thể động vật hoang dã trên, Vườn Quốc gia Vũ Quang theo dõi, chăm sóc rồi tiến hành thả chúng về môi trường tự nhiên.Bốn cá thể động vật hoang dã mới được tiếp nhận Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận đều thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Cụ thể, khỉ vàng có tên khoa học là Macaca mulatta và tên tiếng Anh là Rhesus Macaque. Chúng là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.Khỉ vàng có tập tính sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể và do một cá thể đực làm đầu đàn. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. Chúng chủ yếu hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. Thức ăn khoái khẩu của chúng gồm: quả, hạt, lá cây...Trăn đất có tên khoa học là Phython molurus, thuộc họ trăn Pythonnidae. Loài trăn này thuộc nhóm IIB, là nhóm các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần hạn chế khai thác và sử dụng với mục đích thương mại.Cá thể trăn đất thường sống ở rừng thưa, cây bụi hay ven rừng già, đồi núi thấp có nhiều bụi rậm khô ráo. Chúng chủ yếu đi săn mồi vào ban đêm và ưa thích mình trong nước vào những ngày nắng nóng. Thức ăn chủ yếu của trăn đất gồm: các loại gặm nhấm, thỉnh thoảng ăn cả hươu, nai cỡ nhỏ, chim, ếch nhái, bò sát.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi này xuất phát từ việc đuôi của loài khỉ này giống đuôi của lợn. Chúng là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà Khỉ Cercopithecidae.Loài khỉ đuôi lợn là động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.Mời độc giả xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THĐT1.
Hạt Kiểm lâm huyện Kỳ Anh bàn giao 4 cá thể động vật hoang dã cho Vườn Quốc gia Vũ Quang thuộc tỉnh Hà Tĩnh để chăm sóc, thả về môi trường tự nhiên.
Những cá thể động vật hoang dã này do người dân tự nguyện giao nộp. Cụ thể, thông qua tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng và chính quyền xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, gia đình ông Đinh Văn Điền ở thôn Đông Xuân và gia đình bà Đinh Thị Nhung ở thôn Trường Xuân giao nộp 2 cá thể khỉ vàng.
Gia đình ông Kiều Đình Tân ở thôn Trường Xuân bàn giao 1 cá thể trăn đất và gia đình bà Dương Thị Lin ở thôn Tây Xuân bàn giao 1 cá thể khỉ đuôi lợn. Sau khi tiếp nhận 4 cá thể động vật hoang dã trên, Vườn Quốc gia Vũ Quang theo dõi, chăm sóc rồi tiến hành thả chúng về môi trường tự nhiên.
Bốn cá thể động vật hoang dã mới được tiếp nhận Vườn Quốc gia Vũ Quang tiếp nhận đều thuộc nhóm IIB trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Cụ thể, khỉ vàng có tên khoa học là Macaca mulatta và tên tiếng Anh là Rhesus Macaque. Chúng là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm.
Khỉ vàng có tập tính sống theo đàn. Mỗi đàn có từ 10 - 15 cá thể và do một cá thể đực làm đầu đàn. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), khỉ vàng được xếp ở cấp độ LR (lower risk) - bậc ít nguy cấp. Chúng chủ yếu hoạt động ban ngày, phạm vi hoạt động cả dưới đất lẫn trên cây. Thức ăn khoái khẩu của chúng gồm: quả, hạt, lá cây...
Trăn đất có tên khoa học là Phython molurus, thuộc họ trăn Pythonnidae. Loài trăn này thuộc nhóm IIB, là nhóm các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần hạn chế khai thác và sử dụng với mục đích thương mại.
Cá thể trăn đất thường sống ở rừng thưa, cây bụi hay ven rừng già, đồi núi thấp có nhiều bụi rậm khô ráo. Chúng chủ yếu đi săn mồi vào ban đêm và ưa thích mình trong nước vào những ngày nắng nóng. Thức ăn chủ yếu của trăn đất gồm: các loại gặm nhấm, thỉnh thoảng ăn cả hươu, nai cỡ nhỏ, chim, ếch nhái, bò sát.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi này xuất phát từ việc đuôi của loài khỉ này giống đuôi của lợn. Chúng là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà Khỉ Cercopithecidae.
Loài khỉ đuôi lợn là động vật nguy cấp quý hiếm, xếp trong nhóm IIB, Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Mời độc giả xem video: Tạm giữ đối tượng tàng trữ động vật hoang dã quý hiếm. Nguồn: THĐT1.