Hồ Đan Giang Khẩu thuộc hạ lưu sông Hán Giang (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) là nơi đánh bắt cá của nhiều ngư dân. Vào năm 1977, một số ngư dân thả lưới đánh bắt cá tại đây vô tình tìm thấy một số hiện vật bằng đồng cũ rồi bán được giá cao. Do vậy, nhiều người đã tới đây với hy vọng tìm được báu vật để đổi đời. Sự việc có chuyển biến lớn khi một cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh dưới đáy hồ.Cụ thể, vào một ngày trong năm 1999, hai cậu bé chăn cừu đi dưới lòng hồ khi hồ Đan Giang Khẩu cạn nước. Bất ngờ, một cậu bé vấp phải một hiện vật có màu xanh. Hiện vật trông giống chiếc nồi đồng và có nhiều hoa văn phức tạp. Ban quản lý di tích văn hóa của địa phương biết được thông tin này nên nhanh chóng cử các chuyên gia tới hồ Đan Giang Khẩu khảo sát.Nhờ vậy. các chuyên gia phát hiện nhiều đồ vật bằng ngọc và đồ đồng từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc ở khu vực xung quanh nơi cậu bé chăn cừu nhặt được hiện vật màu xanh. Do đó, họ suy đoán ở sâu dưới đáy hồ Đan Giang Khẩu có thể là các mộ cổ.Vì vậy, nhân lúc hồ Đan Giang Khẩu đang khô cạn, các chuyên gia tiến hành cuộc khai quật và tìm thấy nhiều cổ vật. Trong số này, đáng chú ý là thanh kiếm bằng đồng khoảng 2.700 tuổi trong mộ nước Sở.Trên thân kiếm có khắc chữ "Thái Hầu" hay "Sái Hầu" được khắc trên thân kiếm, các chuyên gia suy luận rằng đây có thể là thanh kiếm của một vị vua nước Sái trong thời Xuân Thu.Sau một thời gian tìm kiếm các sử liệu, ghi chép cổ, họ suy đoán chủ nhân thanh kiếm là Sái Ai Hầu (? - 675 trước Công nguyên), tên thật là Cơ Hiến Vũ. Ông là vị vua thứ 13 của nước Sái - một chư hầu của nhà Chu.Vào năm 684 trước Công nguyên, Sái Ai Hầu và Tức Hầu (vua nước Tức) sang nước Trần. Khi trở về, phu nhân của Tức Hầu đi qua nước Sái. Sái Ai Hầu có hành động thất lễ với phu nhân của Tức Hầu khiến ông hoàng này nổi giận.Vì vậy, Tức Hầu đã bày mưu với Sở Văn Vương rằng hãy dẫn quân đánh nước Tức. Khi đó, nước Tức sẽ vờ cầu cứu nước Sái và nhân cơ hội đó, đại quân của nước Sở đánh chiếm nước Sái.Mọi việc diễn ra theo tính toán của Tức Hầu. Do trúng mưu kế nên Sái Ai Hầu mang quân đi cứu viện nước Tức nhưng cuối cùng bị bắt làm tù binh và bị giam cầm suốt 9 năm ở nước Sở. Cuối cùng, ông qua đời năm 675 trước Công nguyên.Các nhà nghiên cứu suy đoán thanh kiếm đồng tìm thấy ở hồ Đan Giang Khẩu là vũ khí của Sái Ai Hầu. Sau khi bị bắt, thanh kiếm này rơi vào tay người Sở. Về sau, Vua Sở có thể đã ban tặng thanh kiếm từng được Sái Ai Hầu sử dụng cho một vị tướng trong triều. Do đó, nó được tìm thấy trong mộ của một vị tướng nước Sở.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.
Hồ Đan Giang Khẩu thuộc hạ lưu sông Hán Giang (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) là nơi đánh bắt cá của nhiều ngư dân. Vào năm 1977, một số ngư dân thả lưới đánh bắt cá tại đây vô tình tìm thấy một số hiện vật bằng đồng cũ rồi bán được giá cao. Do vậy, nhiều người đã tới đây với hy vọng tìm được báu vật để đổi đời. Sự việc có chuyển biến lớn khi một cậu bé chăn cừu vấp phải vật lạ màu xanh dưới đáy hồ.
Cụ thể, vào một ngày trong năm 1999, hai cậu bé chăn cừu đi dưới lòng hồ khi hồ Đan Giang Khẩu cạn nước. Bất ngờ, một cậu bé vấp phải một hiện vật có màu xanh. Hiện vật trông giống chiếc nồi đồng và có nhiều hoa văn phức tạp. Ban quản lý di tích văn hóa của địa phương biết được thông tin này nên nhanh chóng cử các chuyên gia tới hồ Đan Giang Khẩu khảo sát.
Nhờ vậy. các chuyên gia phát hiện nhiều đồ vật bằng ngọc và đồ đồng từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc ở khu vực xung quanh nơi cậu bé chăn cừu nhặt được hiện vật màu xanh. Do đó, họ suy đoán ở sâu dưới đáy hồ Đan Giang Khẩu có thể là các mộ cổ.
Vì vậy, nhân lúc hồ Đan Giang Khẩu đang khô cạn, các chuyên gia tiến hành cuộc khai quật và tìm thấy nhiều cổ vật. Trong số này, đáng chú ý là thanh kiếm bằng đồng khoảng 2.700 tuổi trong mộ nước Sở.
Trên thân kiếm có khắc chữ "Thái Hầu" hay "Sái Hầu" được khắc trên thân kiếm, các chuyên gia suy luận rằng đây có thể là thanh kiếm của một vị vua nước Sái trong thời Xuân Thu.
Sau một thời gian tìm kiếm các sử liệu, ghi chép cổ, họ suy đoán chủ nhân thanh kiếm là Sái Ai Hầu (? - 675 trước Công nguyên), tên thật là Cơ Hiến Vũ. Ông là vị vua thứ 13 của nước Sái - một chư hầu của nhà Chu.
Vào năm 684 trước Công nguyên, Sái Ai Hầu và Tức Hầu (vua nước Tức) sang nước Trần. Khi trở về, phu nhân của Tức Hầu đi qua nước Sái. Sái Ai Hầu có hành động thất lễ với phu nhân của Tức Hầu khiến ông hoàng này nổi giận.
Vì vậy, Tức Hầu đã bày mưu với Sở Văn Vương rằng hãy dẫn quân đánh nước Tức. Khi đó, nước Tức sẽ vờ cầu cứu nước Sái và nhân cơ hội đó, đại quân của nước Sở đánh chiếm nước Sái.
Mọi việc diễn ra theo tính toán của Tức Hầu. Do trúng mưu kế nên Sái Ai Hầu mang quân đi cứu viện nước Tức nhưng cuối cùng bị bắt làm tù binh và bị giam cầm suốt 9 năm ở nước Sở. Cuối cùng, ông qua đời năm 675 trước Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu suy đoán thanh kiếm đồng tìm thấy ở hồ Đan Giang Khẩu là vũ khí của Sái Ai Hầu. Sau khi bị bắt, thanh kiếm này rơi vào tay người Sở. Về sau, Vua Sở có thể đã ban tặng thanh kiếm từng được Sái Ai Hầu sử dụng cho một vị tướng trong triều. Do đó, nó được tìm thấy trong mộ của một vị tướng nước Sở.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hàng loạt vụ mất trộm cổ vật tại đình chùa. Nguồn: THĐT1.