Khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei- loài khủng long chân đốt sống ở khu vực ngày nay là Bắc Mỹ và châu Á từ 66 đến 100 triệu năm trước (kỷ Phấn trắng) có thể không phải là những kẻ săn mồi đơn độc như mọi người vẫn hình dung.Ý tưởng cho rằng khủng long bạo chúa có tính xã hội bầy đàn theo nhóm với các chiến lược săn mồi phức tạp lần đầu tiên được đưa ra bởi Giáo sư Philip Currie, nhà cổ sinh vật học người Canada vào năm 1998.Nó dựa trên việc phát hiện ra hơn 12 bộ xương hóa thạch khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei tại một địa điểm ở Alberta, Canada.Nhưng trong nghiên cứu mới, Tiến sĩ Joe Sertich - người phụ trách về khủng long tại Bảo tàng Denver và các đồng nghiệp đã kiểm tra một lớp xương lớn được phát hiện gần đây có chứa ít nhất 4 cá thể thuộc loài khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei cũng tại một địa điểm mới ở Alberta, Canada.Ý tưởng này đã được tranh luận rộng rãi, với nhiều nhà cổ sinh vật học nghi ngờ rằng nó đại diện cho các trường hợp bất thường không phản ánh hành vi xã hội đặc thù của số đông loài khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei.Có quan điểm khác cho rằng, việc phát hiện ra địa điểm chết tập thể hàng loạt thứ hai của khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei một lần nữa làm dấy lên khả năng cao loài này sống theo dạng nhóm bầy đàn, chứ không hề đơn độc như nhiều người nghĩ.Sử dụng phân tích đồng vị cacbon cũng như nồng độ của các nguyên tố đất hiếm trong xương và đá, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các phần còn lại từ địa điểm này đều hóa thạch trong cùng một môi trường và không phải là kết quả của các hóa thạch được rửa trôi từ các nơi khác tụ về.Tiến sĩ Joe Sertich kết luận rằng, một nhóm Teratophoneus curriei đã chết cùng nhau trong một trận lũ lụt: “Không còn nghi ngờ gì nữa, nhóm khủng long này đã chết cùng nhau, điều này làm tăng thêm bằng chứng cho thấy các loài bạo chúa có khả năng tương tác với nhau như các bầy đàn chứ không hề sống đơn độc”.
Khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei- loài khủng long chân đốt sống ở khu vực ngày nay là Bắc Mỹ và châu Á từ 66 đến 100 triệu năm trước (kỷ Phấn trắng) có thể không phải là những kẻ săn mồi đơn độc như mọi người vẫn hình dung.
Ý tưởng cho rằng khủng long bạo chúa có tính xã hội bầy đàn theo nhóm với các chiến lược săn mồi phức tạp lần đầu tiên được đưa ra bởi Giáo sư Philip Currie, nhà cổ sinh vật học người Canada vào năm 1998.
Nó dựa trên việc phát hiện ra hơn 12 bộ xương hóa thạch khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei tại một địa điểm ở Alberta, Canada.
Nhưng trong nghiên cứu mới, Tiến sĩ Joe Sertich - người phụ trách về khủng long tại Bảo tàng Denver và các đồng nghiệp đã kiểm tra một lớp xương lớn được phát hiện gần đây có chứa ít nhất 4 cá thể thuộc loài khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei cũng tại một địa điểm mới ở Alberta, Canada.
Ý tưởng này đã được tranh luận rộng rãi, với nhiều nhà cổ sinh vật học nghi ngờ rằng nó đại diện cho các trường hợp bất thường không phản ánh hành vi xã hội đặc thù của số đông loài khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei.
Có quan điểm khác cho rằng, việc phát hiện ra địa điểm chết tập thể hàng loạt thứ hai của khủng long bạo chúa Teratophoneus curriei một lần nữa làm dấy lên khả năng cao loài này sống theo dạng nhóm bầy đàn, chứ không hề đơn độc như nhiều người nghĩ.
Sử dụng phân tích đồng vị cacbon cũng như nồng độ của các nguyên tố đất hiếm trong xương và đá, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, các phần còn lại từ địa điểm này đều hóa thạch trong cùng một môi trường và không phải là kết quả của các hóa thạch được rửa trôi từ các nơi khác tụ về.
Tiến sĩ Joe Sertich kết luận rằng, một nhóm Teratophoneus curriei đã chết cùng nhau trong một trận lũ lụt: “Không còn nghi ngờ gì nữa, nhóm khủng long này đã chết cùng nhau, điều này làm tăng thêm bằng chứng cho thấy các loài bạo chúa có khả năng tương tác với nhau như các bầy đàn chứ không hề sống đơn độc”.