2 cá thể động vật quý hiếm mới đây đã được ông Dương Tùng Phương, trú tại thôn Võ Thuận 2, xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch và ông Nguyễn Văn Hiệu trú tại thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch tự nguyện giao nộp.Trong đó bao gồm 1 cá thể khỉ đuôi lợn và 1 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc. Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tiếp nhận các con vật và tiến hành chăm sóc, cứu hộ.Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể rùa có vết thương trên đỉnh mai còn cá thể khỉ đã suy giảm tập tính hoang dã do bị nuôi nhốt lâu ngày. Được biết cả 2 loài đều thuộc nhóm IB và IIB nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ và Công ước quốc tế.Rùa hộp trán vàng được xếp trong 50 loài nguy cấp nhất thế giới cần bảo tồn và nằm trong top 3 những loài rùa có giá trị nhất hiện tại. Rùa hộp trán vàng có tên khoa học là Cuora galbinifrons.Rùa hộp trán vàng sở hữu chiếc yếm đặc biệt gồm hai mảnh có thể cử động được, trong đó nửa yếm phía trước có thể khép kín lại được khi đầu thụt vào trong mai.Chính nhờ chiếc yếm đặc biệt này mà rùa hộp trán vàng có khả năng "đóng hộp" chính mình. Thức ăn yêu thích của rùa hộp trán vàng là giun đất, cá, thịt, chuối chín và các loại rau và có tập tính bới đất để vùi trứng trước khi đẻ.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Thức ăn của chúng chủ yếu là quả và hạt. Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.Khỉ đuôi lợn sống thành đàn từ 10 - 12 con, có đàn tới 40 con hoặc nhiều hơn nữa.Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...Trên thế giới, khỉ đuôi lợn phân bố ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
2 cá thể động vật quý hiếm mới đây đã được ông Dương Tùng Phương, trú tại thôn Võ Thuận 2, xã Tây Trạch, huyện Bố Trạch và ông Nguyễn Văn Hiệu trú tại thôn 6, xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch tự nguyện giao nộp.
Trong đó bao gồm 1 cá thể khỉ đuôi lợn và 1 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc. Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật thuộc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tiếp nhận các con vật và tiến hành chăm sóc, cứu hộ.
Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể rùa có vết thương trên đỉnh mai còn cá thể khỉ đã suy giảm tập tính hoang dã do bị nuôi nhốt lâu ngày. Được biết cả 2 loài đều thuộc nhóm IB và IIB nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ và Công ước quốc tế.
Rùa hộp trán vàng được xếp trong 50 loài nguy cấp nhất thế giới cần bảo tồn và nằm trong top 3 những loài rùa có giá trị nhất hiện tại. Rùa hộp trán vàng có tên khoa học là Cuora galbinifrons.
Rùa hộp trán vàng sở hữu chiếc yếm đặc biệt gồm hai mảnh có thể cử động được, trong đó nửa yếm phía trước có thể khép kín lại được khi đầu thụt vào trong mai.
Chính nhờ chiếc yếm đặc biệt này mà rùa hộp trán vàng có khả năng "đóng hộp" chính mình. Thức ăn yêu thích của rùa hộp trán vàng là giun đất, cá, thịt, chuối chín và các loại rau và có tập tính bới đất để vùi trứng trước khi đẻ.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.
Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Thức ăn của chúng chủ yếu là quả và hạt. Khỉ đuôi lợn hoạt động kiếm ăn ban ngày, cả ở thung lũng, rừng thưa, trên cây cũng như dưới mặt đất.
Khỉ đuôi lợn sống thành đàn từ 10 - 12 con, có đàn tới 40 con hoặc nhiều hơn nữa.
Ở Việt Nam, khỉ đuôi lợn phân bố ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hòa Bình...
Trên thế giới, khỉ đuôi lợn phân bố ở Bangladesh, Campuchia, Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Myanmar, Thái Lan.