Cách đây hơn 40, vào năm 1979, các chuyên gia vũ trụ đã dự đoán rằng ở trong dải ngân hà vẫn tồn tại nhiều hành tinh có đặc điểm giống với Trái Đất.Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy hành tinh đó khi phát hiện lớp khí ánh sáng xanh quanh sao Hỏa tương tự như ánh sáng ban đêm nhìn thấy xung quanh bầu khí quyển của Trái đất từ không gian.Bầu khí quyển của các hành tinh như Trái Đất và sao Hỏa phát sáng liên tục cả ngày lẫn đêm do ánh sáng Mặt Trời tương tác với các nguyên tử và phân tử trung hòa trong khí quyển.Sự phát sáng vào hai thời điểm đối lập trong ngày được gây ra bởi hai cơ chế khác nhau. Trong khi ánh sáng xanh vào ban đêm xuất hiện do các phân tử tách rời kết hợp lại, sự phát sáng vào ban ngày là do Mặt Trời trực tiếp kích thích các nguyên tử và phân tử như nitơ và oxy.Trên Trái Đất, hiện tượng xuất hiện khá mờ nhạt và được quan sát rõ nhất trên quỹ đạo tầm thấp, như từ vị trí của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tại các hành tinh khác, rất khó để săn lùng dải sáng xanh mờ nhạt này bởi chúng bị lấn át bởi bề mặt sáng của thiên thể.Phân tích dữ liệu thu thập được cho thấy lớp ánh sáng xanh này chính là lượng khí thải oxy xanh. Phát thải mạnh nhất ở độ cao khoảng 80km và thay đổi tùy theo khoảng cách giữa sao Hỏa và Mặt trời.Việc phát hiện oxy ánh sáng xanh từ sao Hỏa là điều chưa từng được phát hiện trước đây, không chỉ trên hành tinh đỏ mà còn của tất cả các hành tinh ngoài Trái đất mà con người từng nghiên cứu.Theo các nhà khoa học, khí thải màu xanh có thể được tạo ra khí carbon dioxide trong khí quyển của sao Hỏa bị phá vỡ thành các bộ phận cấu thành của nó là carbon monoxide và oxy. Quá trình này tương tự như quá trình tạo ra ánh sáng xanh vào ban đêm của Trái đất."Dải sáng xanh xung quanh Trái Đất được quan sát rõ nhất vào ban đêm. Khi đó, các nguyên tử oxy trong bầu khí quyển phát ra một bước sóng ánh sáng đặc biệt", tác giả chính của nghiên cứu Jean-Claude Gérard từ Đại học de Liège của Bỉ cho hay."Sự phát sáng này cũng được dự đoán là tồn tại trên sao Hỏa từ 40 năm trước nhưng đến nay chúng tôi mới tìm thấy nó nhờ tàu quỹ đạo ExoMars".Các nhà khoa học cho biết để chụp được ánh sáng xanh trên Sao Hỏa, họ phải mất hơn nửa năm mới ghi lại được. Jean-Claude cùng các đồng nghiệp đã sử dụng Máy quang phổ tử ngoại và quang phổ khả kiến (UVIS), một trong những công cụ tiên tiến nhất của ExoMars.Phát hiện mới này là chìa khóa để mô tả bầu khí quyển hành tinh và các hiện tượng liên quan như cực quang. Các nhà thiên văn học có thể hiểu rõ hơn về phạm vi độ cao vẫn chưa được khám phá, đồng thời theo dõi sự thay đổi của nó khi hoạt động của Mặt Trời thay đổi và khi sao Hỏa di chuyển trên quỹ đạo quanh ngôi sao.
Mời các bạn xem video: Nasa chuẩn bị công bố bằng chứng sự sống trên Sao hỏa. Nguồn: VTC.
Cách đây hơn 40, vào năm 1979, các chuyên gia vũ trụ đã dự đoán rằng ở trong dải ngân hà vẫn tồn tại nhiều hành tinh có đặc điểm giống với Trái Đất.
Mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy hành tinh đó khi phát hiện lớp khí ánh sáng xanh quanh sao Hỏa tương tự như ánh sáng ban đêm nhìn thấy xung quanh bầu khí quyển của Trái đất từ không gian.
Bầu khí quyển của các hành tinh như Trái Đất và sao Hỏa phát sáng liên tục cả ngày lẫn đêm do ánh sáng Mặt Trời tương tác với các nguyên tử và phân tử trung hòa trong khí quyển.
Sự phát sáng vào hai thời điểm đối lập trong ngày được gây ra bởi hai cơ chế khác nhau. Trong khi ánh sáng xanh vào ban đêm xuất hiện do các phân tử tách rời kết hợp lại, sự phát sáng vào ban ngày là do Mặt Trời trực tiếp kích thích các nguyên tử và phân tử như nitơ và oxy.
Trên Trái Đất, hiện tượng xuất hiện khá mờ nhạt và được quan sát rõ nhất trên quỹ đạo tầm thấp, như từ vị trí của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tại các hành tinh khác, rất khó để săn lùng dải sáng xanh mờ nhạt này bởi chúng bị lấn át bởi bề mặt sáng của thiên thể.
Phân tích dữ liệu thu thập được cho thấy lớp ánh sáng xanh này chính là lượng khí thải oxy xanh. Phát thải mạnh nhất ở độ cao khoảng 80km và thay đổi tùy theo khoảng cách giữa sao Hỏa và Mặt trời.
Việc phát hiện oxy ánh sáng xanh từ sao Hỏa là điều chưa từng được phát hiện trước đây, không chỉ trên hành tinh đỏ mà còn của tất cả các hành tinh ngoài Trái đất mà con người từng nghiên cứu.
Theo các nhà khoa học, khí thải màu xanh có thể được tạo ra khí carbon dioxide trong khí quyển của sao Hỏa bị phá vỡ thành các bộ phận cấu thành của nó là carbon monoxide và oxy. Quá trình này tương tự như quá trình tạo ra ánh sáng xanh vào ban đêm của Trái đất.
"Dải sáng xanh xung quanh Trái Đất được quan sát rõ nhất vào ban đêm. Khi đó, các nguyên tử oxy trong bầu khí quyển phát ra một bước sóng ánh sáng đặc biệt", tác giả chính của nghiên cứu Jean-Claude Gérard từ Đại học de Liège của Bỉ cho hay.
"Sự phát sáng này cũng được dự đoán là tồn tại trên sao Hỏa từ 40 năm trước nhưng đến nay chúng tôi mới tìm thấy nó nhờ tàu quỹ đạo ExoMars".
Các nhà khoa học cho biết để chụp được ánh sáng xanh trên Sao Hỏa, họ phải mất hơn nửa năm mới ghi lại được. Jean-Claude cùng các đồng nghiệp đã sử dụng Máy quang phổ tử ngoại và quang phổ khả kiến (UVIS), một trong những công cụ tiên tiến nhất của ExoMars.
Phát hiện mới này là chìa khóa để mô tả bầu khí quyển hành tinh và các hiện tượng liên quan như cực quang. Các nhà thiên văn học có thể hiểu rõ hơn về phạm vi độ cao vẫn chưa được khám phá, đồng thời theo dõi sự thay đổi của nó khi hoạt động của Mặt Trời thay đổi và khi sao Hỏa di chuyển trên quỹ đạo quanh ngôi sao.
Mời các bạn xem video: Nasa chuẩn bị công bố bằng chứng sự sống trên Sao hỏa. Nguồn: VTC.