Nhờ các quan sát từ tàu thám hiểm Perseverance của NASA, các nhà khoa học biết rằng trong quá khứ cổ đại, nước chảy khắp bề mặt sao Hỏa. Hành tinh Đỏ từng có hồ, sông, suối và thậm chí có thể có một đại dương khổng lồ bao phủ bán cầu Bắc.Tuy nhiên, lượng nước trên bề mặt của sao Hỏa đã biến mất khá nhiều vào khoảng 3,5 tỷ năm trước. Các nhà khoa học tin rằng sự thay đổi khí hậu đáng kinh ngạc này xảy ra sau khi Hành tinh Đỏ bị mất từ trường, vốn đã bảo vệ không khí trên sao Hỏa trước các hạt tích điện từ Mặt Trời.Theo Phó Giáo sư về Khoa học Trái đất và Hành tinh Kun Wang của Đại học Washington (Mỹ) cho biết, số phận của sao Hỏa đã được quyết định ngay từ đầu. Có thể có một ngưỡng yêu cầu về kích thước của các hành tinh để giữ đủ lượng nước nhằm có thể giúp tồn tại sự sống.Nhưng theo nghiên cứu mới, nguyên nhân nước trên sao Hỏa biến mất là do hành tinh này quá nhỏ để có thể giữ nước trên bề mặt trong một thời gian dài.Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 20 thiên thạch sao Hỏa đại diện cho thành phần lớn của hành tinh này. Các nhà khoa học đã sử dụng Kali (K) làm chất đánh dấu các nguyên tố và hợp chất “dễ bay hơi” hơn như nước.Họ phát hiện ra rằng, sao Hỏa mất nhiều chất bay hơi hơn đáng kể trong quá trình hình thành so với Trái đất - hành tinh có khối lượng lớn hơn sao Hỏa khoảng 9 lần. Tuy nhiên, sao Hỏa giữ các chất bay hơi tốt hơn so với Mặt Trăng và tiểu hành tinh Vesta rộng 530km, cả hai đều nhỏ hơn và khô hơn nhiều so với sao Hỏa.“Lý do khiến lượng nguyên tố dễ bay hơi và hợp chất của chúng trong một số các hành tinh thấp hơn vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời”, đồng tác giả nghiên cứu, Katharina Lodders, giáo sư nghiên cứu về Trái đất và khoa học hành tinh tại Đại học Washington, cho biết.Nghiên cứu mới cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Mặc dù, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng nghìn hành tinh ngoài Trái đất, nhưng việc xác định xem hành tinh nào là ứng cử viên sáng giá cho sự sống là một thách thức.Mặc dù, cả sao Kim và sao Hỏa đều tồn tại trong khu vực có thể sinh sống được của hệ mặt trời nhưng cả hai hành tinh này hiện đều không phù hợp cho sự sống.Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng có một phạm vi kích thước rất hạn chế để các hành tinh chỉ có đủ nhưng không quá nhiều nước để phát triển một môi trường bề mặt có thể sinh sống được.Những kết quả này sẽ hướng dẫn các nhà thiên văn tìm kiếm các hành tinh khác có thể sinh sống được trong các hệ mặt trời khác.Dựa trên kích thước và khối lượng, giờ đây chúng ta biết liệu một hành tinh ngoài hệ mặt trời có phải là ứng cử viên cho sự sống hay không, bởi vì yếu tố quyết định đến khả năng lưu giữ nguồn nước là kích thước của nó.
Mời các bạn xem video: Nasa chuẩn bị công bố bằng chứng sự sống trên Sao hỏa. Nguồn: VTC.
Nhờ các quan sát từ tàu thám hiểm Perseverance của NASA, các nhà khoa học biết rằng trong quá khứ cổ đại, nước chảy khắp bề mặt sao Hỏa. Hành tinh Đỏ từng có hồ, sông, suối và thậm chí có thể có một đại dương khổng lồ bao phủ bán cầu Bắc.
Tuy nhiên, lượng nước trên bề mặt của sao Hỏa đã biến mất khá nhiều vào khoảng 3,5 tỷ năm trước. Các nhà khoa học tin rằng sự thay đổi khí hậu đáng kinh ngạc này xảy ra sau khi Hành tinh Đỏ bị mất từ trường, vốn đã bảo vệ không khí trên sao Hỏa trước các hạt tích điện từ Mặt Trời.
Theo Phó Giáo sư về Khoa học Trái đất và Hành tinh Kun Wang của Đại học Washington (Mỹ) cho biết, số phận của sao Hỏa đã được quyết định ngay từ đầu. Có thể có một ngưỡng yêu cầu về kích thước của các hành tinh để giữ đủ lượng nước nhằm có thể giúp tồn tại sự sống.
Nhưng theo nghiên cứu mới, nguyên nhân nước trên sao Hỏa biến mất là do hành tinh này quá nhỏ để có thể giữ nước trên bề mặt trong một thời gian dài.
Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra 20 thiên thạch sao Hỏa đại diện cho thành phần lớn của hành tinh này. Các nhà khoa học đã sử dụng Kali (K) làm chất đánh dấu các nguyên tố và hợp chất “dễ bay hơi” hơn như nước.
Họ phát hiện ra rằng, sao Hỏa mất nhiều chất bay hơi hơn đáng kể trong quá trình hình thành so với Trái đất - hành tinh có khối lượng lớn hơn sao Hỏa khoảng 9 lần. Tuy nhiên, sao Hỏa giữ các chất bay hơi tốt hơn so với Mặt Trăng và tiểu hành tinh Vesta rộng 530km, cả hai đều nhỏ hơn và khô hơn nhiều so với sao Hỏa.
“Lý do khiến lượng nguyên tố dễ bay hơi và hợp chất của chúng trong một số các hành tinh thấp hơn vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời”, đồng tác giả nghiên cứu, Katharina Lodders, giáo sư nghiên cứu về Trái đất và khoa học hành tinh tại Đại học Washington, cho biết.
Nghiên cứu mới cung cấp một cái nhìn sâu sắc hơn về việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Mặc dù, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hàng nghìn hành tinh ngoài Trái đất, nhưng việc xác định xem hành tinh nào là ứng cử viên sáng giá cho sự sống là một thách thức.
Mặc dù, cả sao Kim và sao Hỏa đều tồn tại trong khu vực có thể sinh sống được của hệ mặt trời nhưng cả hai hành tinh này hiện đều không phù hợp cho sự sống.
Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng có một phạm vi kích thước rất hạn chế để các hành tinh chỉ có đủ nhưng không quá nhiều nước để phát triển một môi trường bề mặt có thể sinh sống được.
Những kết quả này sẽ hướng dẫn các nhà thiên văn tìm kiếm các hành tinh khác có thể sinh sống được trong các hệ mặt trời khác.