Dù các nước đang tiến hành nhanh chóng các chiến dịch tiêm chủng, tuy nhiên ca mắc COVID-19 vẫn tiếp tục tăng nhanh, cùng với sợ xuất hiện của nhiều biến chủng nguy hiểm, đặc biệt là Delta.Vì vậy, nhiều quốc gia đã quyết định tiêm mũi vắc xin thứ 3 để tăng khả năng miễn dịch của người dân. Mới đây, Israel đã bắt đầu tiêm liều thứ 3 của vắc xin Pfizer cho những người trên 60 tuổi.Chủng Delta tấn công Israel vào tháng 6, ngay khi quốc gia này bắt đầu gặt hái được thành công từ những đợt triển khai tiêm vắc xin nhanh nhất thế giới, đặc biệt không có ca nhiễm mới trong ngày 9/6.Tuy nhiên, chủng Delta đã khiến những thành công này trở nên chóng vánh. Hai tháng sau, Israel ghi nhận 9.948 ca mắc mới vào ngày 23/8. Trên 350 người đã tử vong vì COVID-19 trong ba tuần đầu tháng 8.Biến thể dễ lây lan Delta do người Israel mang về sau khi đi nghỉ ở nước ngoài trong thời gian mà Israel bỏ mọi biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra còn có mối lo hiệu quả vắc xin giảm sau khoảng 6 tháng.Tín hiệu đáng mừng là sau chưa đầy một tháng sau đợt tiêm mũi vắc xin thứ 3, Israel đang nhận thấy tỷ lệ ca bệnh trở nặng do siêu biến thể Delta có thể đang chậm lại.Theo các nhà khoa học, mũi tiêm vắc xin tăng cường có ảnh hưởng đến các ca nhiễm COVID-19, nhưng các yếu tố khác cũng có thể góp phần khiến tốc độ gia tăng của dại dịch chậm lại."Các chỉ số vẫn còn rất cao nhưng điều thay đổi là tỷ lệ nhiễm bệnh, các trường hợp nặng cũng như tốc độ lây lan của đại dịch đã giảm”, Ông Eran Segal, nhà khoa học dữ liệu tại Viện Weizmann cho biết.Trong 10 ngày qua, đại dịch đang giảm dần ở nhóm tuổi trên 60 tuổi tại Israel. Hơn một triệu người trong số đó đã được tiêm liều vắc xin thứ 3. Quốc gia này đã mở rộng khả năng đủ điều kiện cho những người từ 40 tuổi trở lên đã được tiêm liều thứ 2 ít nhất 5 tháng trước đó.Các bằng chứng cho thấy vắc xin vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh trở nặng nghiêm trọng, tuy nhiên khả năng bảo vệ sẽ giảm dần theo thời gian.Dù nhiều quốc gia đã triển khai tiêm mũi 3 tuy nhiên các nhà khoa học và nhiều tổ chức vẫn chưa đồng thuận với ý kiến này.Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, nhiều người trên thế giới cần được tiêm vắc xin liều đầu tiên trước khi mọi người nhận được mũi tiêm thứ 3.Mời các bạn xem video: Thông điệp 5K phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Nguồn: THTPCT.
Dù các nước đang tiến hành nhanh chóng các chiến dịch tiêm chủng, tuy nhiên ca mắc COVID-19 vẫn tiếp tục tăng nhanh, cùng với sợ xuất hiện của nhiều biến chủng nguy hiểm, đặc biệt là Delta.
Vì vậy, nhiều quốc gia đã quyết định tiêm mũi vắc xin thứ 3 để tăng khả năng miễn dịch của người dân. Mới đây, Israel đã bắt đầu tiêm liều thứ 3 của vắc xin Pfizer cho những người trên 60 tuổi.
Chủng Delta tấn công Israel vào tháng 6, ngay khi quốc gia này bắt đầu gặt hái được thành công từ những đợt triển khai tiêm vắc xin nhanh nhất thế giới, đặc biệt không có ca nhiễm mới trong ngày 9/6.
Tuy nhiên, chủng Delta đã khiến những thành công này trở nên chóng vánh. Hai tháng sau, Israel ghi nhận 9.948 ca mắc mới vào ngày 23/8. Trên 350 người đã tử vong vì COVID-19 trong ba tuần đầu tháng 8.
Biến thể dễ lây lan Delta do người Israel mang về sau khi đi nghỉ ở nước ngoài trong thời gian mà Israel bỏ mọi biện pháp phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra còn có mối lo hiệu quả vắc xin giảm sau khoảng 6 tháng.
Tín hiệu đáng mừng là sau chưa đầy một tháng sau đợt tiêm mũi vắc xin thứ 3, Israel đang nhận thấy tỷ lệ ca bệnh trở nặng do siêu biến thể Delta có thể đang chậm lại.
Theo các nhà khoa học, mũi tiêm vắc xin tăng cường có ảnh hưởng đến các ca nhiễm COVID-19, nhưng các yếu tố khác cũng có thể góp phần khiến tốc độ gia tăng của dại dịch chậm lại.
"Các chỉ số vẫn còn rất cao nhưng điều thay đổi là tỷ lệ nhiễm bệnh, các trường hợp nặng cũng như tốc độ lây lan của đại dịch đã giảm”, Ông Eran Segal, nhà khoa học dữ liệu tại Viện Weizmann cho biết.
Trong 10 ngày qua, đại dịch đang giảm dần ở nhóm tuổi trên 60 tuổi tại Israel. Hơn một triệu người trong số đó đã được tiêm liều vắc xin thứ 3. Quốc gia này đã mở rộng khả năng đủ điều kiện cho những người từ 40 tuổi trở lên đã được tiêm liều thứ 2 ít nhất 5 tháng trước đó.
Các bằng chứng cho thấy vắc xin vẫn có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa bệnh trở nặng nghiêm trọng, tuy nhiên khả năng bảo vệ sẽ giảm dần theo thời gian.
Dù nhiều quốc gia đã triển khai tiêm mũi 3 tuy nhiên các nhà khoa học và nhiều tổ chức vẫn chưa đồng thuận với ý kiến này.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, nhiều người trên thế giới cần được tiêm vắc xin liều đầu tiên trước khi mọi người nhận được mũi tiêm thứ 3.