Theo Sci-News, tia vũ trụ bí ẩn đó - mang tên GRB 211211A - đã ập vào cùng lúc 3 đài quan sát thiên văn mạnh mẽ trên thế giới bao gồm 2 cơ sở mặt đất là Đài quan sát Bắc Gemini (đặt tại Hawaii), Đài thiên văn Neil Gehrels Swift của NASA và 1 cơ sở quan sát đang hoạt động trên quỹ đạo là Kính viễn vọng Không gian Tia Gamma Fermi.Được coi là vụ nổ sáng nhất và tràn đầy năng lượng nhất của vũ trụ, GRB (vụ nổ tia gamma) theo truyền thống được chia thành hai loại: Loại tồn tại dưới hai giây được coi là GRB ngắn và loại tồn tại lâu hơn được phân loại là GRB dài.GRB dài, kéo dài vài giây đến 1 phút, hình thành khi một ngôi sao có khối lượng gấp ít nhất 10 lần Mặt Trời của chúng ta phát nổ dưới dạng siêu tân tinh (supernova).GRB ngắn, tồn tại dưới 2 giây, xảy ra khi 2 vật thể nhỏ gọn, mạnh mẽ - như hai sao neutron hoặc sao neutron và lỗ đen - va chạm để tạo thành một kilonova.Nhưng GRB 50 giây họ quan sát - mang tên GRB 211211A - không phải siêu tân tinh mà là một vụ va chạm sao neutron hoàn toàn khác biệt, chưa từng thấy trong vũ trụ, theo Tiến sĩ Chris Fryer, nhà vật lý thiên văn tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.Vụ nổ mạnh mẽ kéo dài 50 giây của bức xạ năng lượng cao được gọi là vụ nổ tia gamma (GRB) được phát hiện vào tháng 12 năm 2021 từ một nguồn cách xa 1,1 tỷ năm ánh sáng, khiến các nhà vật lý thiên văn phải tìm kiếm ánh hào quang năng lượng thấp của nó.Vụ nổ ánh sáng cực kỳ rực rỡ nhưng mờ đi nhanh chóng của hào quang GRB dài thường báo hiệu một siêu tân tinh, một vụ nổ mạnh được kích hoạt khi một ngôi sao lớn chết đi.Nhưng trong trường hợp của GRB này, có tên là GRB 211211A, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hào quang được theo sau bởi một kilonova, một vụ nổ vũ trụ hiếm gặp được cho là chỉ xảy ra khi một ngôi sao neutron tàn dư dày đặc của một ngôi sao phát nổ, hợp nhất với một ngôi sao neutron khác hoặc một hố đen.Các bước nghiên cứu chỉ ra đó là một vụ va chạm sao neutron đặc biệt trong đó 2 "thây ma" này đã hợp nhất thành một "quái vật lai" kỳ dị, mang siêu năng lượng.Bản thân sao neutron đơn thuần - phần còn lại của những ngôi sao khổng lồ cạn năng lượng và sụp đổ - đã là một trong những vật thể gây kinh hãi nhất vũ trụ, từ trường có thể gấp hàng trăm ngàn đến hàng triệu lần Trái Đất.Việc phát hiện ra chuỗi sự kiện này có thể lật ngược lý thuyết cho rằng các GRB dài chỉ được tạo ra bởi sự sụp đổ của các ngôi sao khối lượng lớn ở cuối vòng đời đốt cháy nhiên liệu hạt nhân của chúng.Ngoài ra, do sự hợp nhất của các ngôi sao neutron bị nghi ngờ tạo ra các nguyên tố nặng hơn của vũ trụ chẳng hạn như vàng, khám phá này có thể giúp tiết lộ cách thức và vị trí các kim loại nặng được rèn.>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).
Theo Sci-News, tia vũ trụ bí ẩn đó - mang tên GRB 211211A - đã ập vào cùng lúc 3 đài quan sát thiên văn mạnh mẽ trên thế giới bao gồm 2 cơ sở mặt đất là Đài quan sát Bắc Gemini (đặt tại Hawaii), Đài thiên văn Neil Gehrels Swift của NASA và 1 cơ sở quan sát đang hoạt động trên quỹ đạo là Kính viễn vọng Không gian Tia Gamma Fermi.
Được coi là vụ nổ sáng nhất và tràn đầy năng lượng nhất của vũ trụ, GRB (vụ nổ tia gamma) theo truyền thống được chia thành hai loại: Loại tồn tại dưới hai giây được coi là GRB ngắn và loại tồn tại lâu hơn được phân loại là GRB dài.
GRB dài, kéo dài vài giây đến 1 phút, hình thành khi một ngôi sao có khối lượng gấp ít nhất 10 lần Mặt Trời của chúng ta phát nổ dưới dạng siêu tân tinh (supernova).
GRB ngắn, tồn tại dưới 2 giây, xảy ra khi 2 vật thể nhỏ gọn, mạnh mẽ - như hai sao neutron hoặc sao neutron và lỗ đen - va chạm để tạo thành một kilonova.
Nhưng GRB 50 giây họ quan sát - mang tên GRB 211211A - không phải siêu tân tinh mà là một vụ va chạm sao neutron hoàn toàn khác biệt, chưa từng thấy trong vũ trụ, theo Tiến sĩ Chris Fryer, nhà vật lý thiên văn tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos.
Vụ nổ mạnh mẽ kéo dài 50 giây của bức xạ năng lượng cao được gọi là vụ nổ tia gamma (GRB) được phát hiện vào tháng 12 năm 2021 từ một nguồn cách xa 1,1 tỷ năm ánh sáng, khiến các nhà vật lý thiên văn phải tìm kiếm ánh hào quang năng lượng thấp của nó.
Vụ nổ ánh sáng cực kỳ rực rỡ nhưng mờ đi nhanh chóng của hào quang GRB dài thường báo hiệu một siêu tân tinh, một vụ nổ mạnh được kích hoạt khi một ngôi sao lớn chết đi.
Nhưng trong trường hợp của GRB này, có tên là GRB 211211A, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hào quang được theo sau bởi một kilonova, một vụ nổ vũ trụ hiếm gặp được cho là chỉ xảy ra khi một ngôi sao neutron tàn dư dày đặc của một ngôi sao phát nổ, hợp nhất với một ngôi sao neutron khác hoặc một hố đen.
Các bước nghiên cứu chỉ ra đó là một vụ va chạm sao neutron đặc biệt trong đó 2 "thây ma" này đã hợp nhất thành một "quái vật lai" kỳ dị, mang siêu năng lượng.
Bản thân sao neutron đơn thuần - phần còn lại của những ngôi sao khổng lồ cạn năng lượng và sụp đổ - đã là một trong những vật thể gây kinh hãi nhất vũ trụ, từ trường có thể gấp hàng trăm ngàn đến hàng triệu lần Trái Đất.
Việc phát hiện ra chuỗi sự kiện này có thể lật ngược lý thuyết cho rằng các GRB dài chỉ được tạo ra bởi sự sụp đổ của các ngôi sao khối lượng lớn ở cuối vòng đời đốt cháy nhiên liệu hạt nhân của chúng.
Ngoài ra, do sự hợp nhất của các ngôi sao neutron bị nghi ngờ tạo ra các nguyên tố nặng hơn của vũ trụ chẳng hạn như vàng, khám phá này có thể giúp tiết lộ cách thức và vị trí các kim loại nặng được rèn.
>>>Xem thêm video: Trung Quốc phát trực tuyến lớp học đầu tiên từ vũ trụ (Nguồn: VTV24).