Tông tin trên được ENV (Education for Nature - Vietnam) - tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Việt Nam tập trung vào việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường đưa tin trên trang Facebook của mình, thông tin cho biết ngày 26/10 vừa qua, một người dân sống tại TP HCM gọi điện thoại đến đường dây nóng để thông báo về việc nhà mình xuất hiện 1 cá thể cáo tuyết.Thực chất, trào lưu nuôi cáo tuyết đã xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2015, thông qua con đường nhập khẩu từ Thái Lan, một đất nước nổi tiếng trong khu vực về động vật cảnh nói chung.Tại Việt Nam, một vài trại động vật cảnh cũng đã nhập cáo tuyết về để phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh trong gia đình của người tiêu dùng từ năm 2016.Được biết, các cá thể cáo tuyết này cũng như cá thể vừa phát hiện tại TP HCM đều thuộc dòng cáo tuyết lai, giữ lại khoảng 75% gen của cáo tuyết thuần chủng nên có được ngoại hình giống tới 7 phần 10 với bộ lông trắng, mõm dài, nhọn, vẻ ngoài lanh lợi.Cáo tuyết trong môi trường hoang dã có thể sống ở nhiệt độ âm hàng chục độ. Tuy nhiên, những dòng cáo tuyết xuất hiện tại Việt Nam đã qua lai tạo nhiều thế hệ nên dần quen với nhiệt độ tại các nước nóng hơn.Ở thời điểm "rộ nhất" của trào lưu, để sở hữu loài động vật này mức giá cũng không hề rẻ, với những con nhỏ có giá từ 15-20 triệu đồng, với những con lớn có giá lên tới 25 triệu đồng.Cáo tuyết hoang dã luôn nằm trong top các động vật đẹp nhất hành tinh bởi ngoại hình đẹp, bộ lông trắng sáng toát lên vẻ sang chảnh, vẻ ngoài lanh lợi...Để sở hữu một cá thể cáo tuyết cảnh hiện không quá khó, mức giá cũng rất đa dạng, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.Trào lưu nuôi cáo tuyết tại Việt Nam hiện cũng bị lên án khi đây là hành vi tiếp tay cho nạn buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, đây là những cá thể đã qua lai tạo, vì thế cáo tuyết lai đã ra khỏi danh sách động vật cấm buôn bán vận chuyển theo công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.Thực tế, để có thể lai tạo một cách hoàn hảo, các nhà nhân giống sẽ phải sử dụng đến máy phân tích và phân tách gen giữ lại tỷ lệ DNA trên 70% của cáo tuyết hoang dã.Chính vì lí do này, mặc dù có thể mua và nuôi nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo về việc nuôi cáo tuyết lai làm thú cảnh do phần lớn bản năng của nó vẫn là của một loài thú hoang dã.Một cá thể cáo tuyết lai tạo được bán tại Việt Nam. Được biết, cá thể phát hiện tại TP HCM vừa qua đã được bàn giao lại cho Thảo Cầm Viên để chăm sóc đặc biệt.
Tông tin trên được ENV (Education for Nature - Vietnam) - tổ chức phi chính phủ đầu tiên của Việt Nam tập trung vào việc bảo tồn thiên nhiên và môi trường đưa tin trên trang Facebook của mình, thông tin cho biết ngày 26/10 vừa qua, một người dân sống tại TP HCM gọi điện thoại đến đường dây nóng để thông báo về việc nhà mình xuất hiện 1 cá thể cáo tuyết.
Thực chất, trào lưu nuôi cáo tuyết đã xuất hiện tại Việt Nam từ khoảng năm 2015, thông qua con đường nhập khẩu từ Thái Lan, một đất nước nổi tiếng trong khu vực về động vật cảnh nói chung.
Tại Việt Nam, một vài trại động vật cảnh cũng đã nhập cáo tuyết về để phục vụ nhu cầu nuôi làm cảnh trong gia đình của người tiêu dùng từ năm 2016.
Được biết, các cá thể cáo tuyết này cũng như cá thể vừa phát hiện tại TP HCM đều thuộc dòng cáo tuyết lai, giữ lại khoảng 75% gen của cáo tuyết thuần chủng nên có được ngoại hình giống tới 7 phần 10 với bộ lông trắng, mõm dài, nhọn, vẻ ngoài lanh lợi.
Cáo tuyết trong môi trường hoang dã có thể sống ở nhiệt độ âm hàng chục độ. Tuy nhiên, những dòng cáo tuyết xuất hiện tại Việt Nam đã qua lai tạo nhiều thế hệ nên dần quen với nhiệt độ tại các nước nóng hơn.
Ở thời điểm "rộ nhất" của trào lưu, để sở hữu loài động vật này mức giá cũng không hề rẻ, với những con nhỏ có giá từ 15-20 triệu đồng, với những con lớn có giá lên tới 25 triệu đồng.
Cáo tuyết hoang dã luôn nằm trong top các động vật đẹp nhất hành tinh bởi ngoại hình đẹp, bộ lông trắng sáng toát lên vẻ sang chảnh, vẻ ngoài lanh lợi...
Để sở hữu một cá thể cáo tuyết cảnh hiện không quá khó, mức giá cũng rất đa dạng, phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.
Trào lưu nuôi cáo tuyết tại Việt Nam hiện cũng bị lên án khi đây là hành vi tiếp tay cho nạn buôn bán động vật hoang dã. Tuy nhiên, đây là những cá thể đã qua lai tạo, vì thế cáo tuyết lai đã ra khỏi danh sách động vật cấm buôn bán vận chuyển theo công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp.
Thực tế, để có thể lai tạo một cách hoàn hảo, các nhà nhân giống sẽ phải sử dụng đến máy phân tích và phân tách gen giữ lại tỷ lệ DNA trên 70% của cáo tuyết hoang dã.
Chính vì lí do này, mặc dù có thể mua và nuôi nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo về việc nuôi cáo tuyết lai làm thú cảnh do phần lớn bản năng của nó vẫn là của một loài thú hoang dã.
Một cá thể cáo tuyết lai tạo được bán tại Việt Nam. Được biết, cá thể phát hiện tại TP HCM vừa qua đã được bàn giao lại cho Thảo Cầm Viên để chăm sóc đặc biệt.