Theo các chuyên gia, những ngôi mộ được bịt kín trong suốt nhiều thế kỷ. Do nằm sâu dưới lòng đất và không tiếp xúc với ánh sáng nên bên trong mộ cổ có nhiều " kịch độc" vô hình.Cụ thể, ngoài hài cốt, trong nhiều ngôi mộ chôn cất ngọc ngà, châu báu, một số loại thực phẩm như rau, thịt, hoa quả...Sau một thời gian, những thực phẩm trên sẽ bắt đầu phân hủy và thu hút các loài côn trùng, vi khuẩn tìm đến. Nấm mốc cũng xuất hiện trong mộ cổ.Trải qua hàng trăm năm, các bộ hài cốt cổ xưa bên trong mộ cổ có chứa nhiều loại nấm mốc nguy hiểm. Trong đó, Aspergillus niger và Aspergillus flavus là 2 loại nguy hiểm nhất.Nếu những tên trộm mộ tiếp xúc với 2 loại nấm mốc trên khi đột nhập vào mộ cổ thì sau đó sẽ gặp các biến chứng như sung huyết, chảy máu phổi.Không những vậy, bên trong nhiều mộ cổ còn có khí ammoniac, formaldehyde và H2S. Khi tiếp xúc với những thứ này, những tên mộ tặc có thể bị viêm phổi, bỏng mắt, mũi, thậm chí là phải "bỏ mạng".Theo các nhà nghiên cứu, những ngôi mộ nằm sâu trong lòng đất có thể nằm trong khu đất có chứa những chất độc hại như chu sa (tức khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ).Trải qua nhiều năm, những khoáng chất này có thể trở thành khí độc. Khi đột nhập vào bên trong mộ phần, kẻ mộ tặc có thể hít phải khí độc và tử vong ngay tại chỗ.Ngoài ra, khí độc trong mộ có thể xuất phát từ những món đồ tùy táng cùng với thi hài người quá cố.Nguồn gốc của khí độc có thể đến từ thức ăn, trang phục... thậm chí là mùi tử khí.Vì vậy, những tên mộ tặc dù lấy trộm được nhiều báu vật nhưng đều phải "trả giá đắt". Nhóm đối tượng này không sống thọ, thường tử vong vì các căn bệnh liên quan đến những chất độc nguy hiểm trong mộ cổ.>>>Xem thêm video: Giật mình thấy “thú cưng” trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng. Nguồn: Kienthucnet.
Theo các chuyên gia, những ngôi mộ được bịt kín trong suốt nhiều thế kỷ. Do nằm sâu dưới lòng đất và không tiếp xúc với ánh sáng nên bên trong mộ cổ có nhiều " kịch độc" vô hình.
Cụ thể, ngoài hài cốt, trong nhiều ngôi mộ chôn cất ngọc ngà, châu báu, một số loại thực phẩm như rau, thịt, hoa quả...
Sau một thời gian, những thực phẩm trên sẽ bắt đầu phân hủy và thu hút các loài côn trùng, vi khuẩn tìm đến. Nấm mốc cũng xuất hiện trong mộ cổ.
Trải qua hàng trăm năm, các bộ hài cốt cổ xưa bên trong mộ cổ có chứa nhiều loại nấm mốc nguy hiểm. Trong đó, Aspergillus niger và Aspergillus flavus là 2 loại nguy hiểm nhất.
Nếu những tên trộm mộ tiếp xúc với 2 loại nấm mốc trên khi đột nhập vào mộ cổ thì sau đó sẽ gặp các biến chứng như sung huyết, chảy máu phổi.
Không những vậy, bên trong nhiều mộ cổ còn có khí ammoniac, formaldehyde và H2S. Khi tiếp xúc với những thứ này, những tên mộ tặc có thể bị viêm phổi, bỏng mắt, mũi, thậm chí là phải "bỏ mạng".
Theo các nhà nghiên cứu, những ngôi mộ nằm sâu trong lòng đất có thể nằm trong khu đất có chứa những chất độc hại như chu sa (tức khoáng vật cinnabarit của thủy ngân sẵn có trong tự nhiên, có màu đỏ).
Trải qua nhiều năm, những khoáng chất này có thể trở thành khí độc. Khi đột nhập vào bên trong mộ phần, kẻ mộ tặc có thể hít phải khí độc và tử vong ngay tại chỗ.
Ngoài ra, khí độc trong mộ có thể xuất phát từ những món đồ tùy táng cùng với thi hài người quá cố.
Nguồn gốc của khí độc có thể đến từ thức ăn, trang phục... thậm chí là mùi tử khí.
Vì vậy, những tên mộ tặc dù lấy trộm được nhiều báu vật nhưng đều phải "trả giá đắt". Nhóm đối tượng này không sống thọ, thường tử vong vì các căn bệnh liên quan đến những chất độc nguy hiểm trong mộ cổ.