Camera hồng ngoại gần (NIRCam) của James Webb mới đây đã thu được hình ảnh vô cùng ngoạn mục xuất hiện trên sao Mộc. Đầu tiên là cực quang phát sáng tuyệt đẹp, nhiều màu trên khu vực cực Bắc và cực Nam của hành tinh.Theo các nhà khoa học, cách mà Sao Mộc tạo ra cực quang cũng giống như Trái Đất, đó là do tương tác giữa từ trường và các hạt trong gió Mặt Trời.Tuy nhiên, với kích thước và từ trường mạnh mẽ hơn nhiều so với Trái Đất, tương tác này cũng "bùng nổ" hơn, tạo ra cực quang rất sáng và bao phủ một diện tích mênh mông trên quả cầu khí.Thứ kỳ diệu tiếp theo là hình ảnh cấu trúc Great Red Spot - cơn bão màu đỏ nổi tiếng của Sao Mộc - cũng chuyển sang màu bạch kim kỳ ảo.Cơn bão Great Red Spot có kích thước lớn đến mức có thể nuốt chửng cả Trái Đất, nỗi bật rực rỡ bên cạnh các cơn bão nhỏ hơn.Ấn tượng nhất là một bức ảnh đặc biệt trường rộng trong đó cho thấy cả các vòng mờ xung quanh hành tinh khí khổng lồ cũng như 2 trong số hàng chục mặt trăng của nó, trên nền lấp lánh của các thiên hà phía xa.Nhà thiên văn học hành tinh Imke de Pater từ Trường ĐH California ở Berkeley cho biết, "Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy Sao Mộc như thế này. Tất cả đều khó tin. Thành thật mà nói, chúng tôi không thực sự mong đợi nó sẽ tốt đến thế này".Các hình ảnh được NASA công bố cũng cho thấy một cách cực kỳ chi tiết bầu khí quyển hỗn loạn của Sao Mộc. James Webb đã sử dụng 3 bộ lọc hồng ngoại chuyên dụng để tiết lộ các chi tiết tuyệt đẹp của hành tinh.Siêu bão Great Red Spot được ghi nhận lần đầu vào năm 1831. Một phép đo đạc nhiều năm sau đó (khoảng cuối thế kỷ 19) cho thấy cơn bão khổng lồ có đường kính 56.000 km, đủ để nuốt chửng 4 trái đất được xếp cạnh nhau.Thế nhưng, vào năm 2017, người ta ước tính đường kính này chỉ còn 16.000 km, tức 1,3 lần đường kính trái đất. Cho đến nay, nó tiếp tục bị thu hẹp.Kể từ năm 2014, siêu bão ngày càng hiển thị rõ dưới ống kính với màu đỏ cam. Các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận chính thức cho điều này nhưng đoán rằng có thể những chất hóa học trong cơn bão đang bay cao hơn và bị tác động bởi bức xạ tia cực tím nên trông đậm màu hơn.Tuy Great Red Spot nhạt nhòa dần nhưng các nhà khoa học hy vọng nhờ đó mà họ sẽ khám phá thêm được nhiều điều thú vị khi các thiết bị thăm dò không còn bị tác động mạnh bởi siêu bão khi tiến quá gần.Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV
Camera hồng ngoại gần (NIRCam) của James Webb mới đây đã thu được hình ảnh vô cùng ngoạn mục xuất hiện trên sao Mộc. Đầu tiên là cực quang phát sáng tuyệt đẹp, nhiều màu trên khu vực cực Bắc và cực Nam của hành tinh.
Theo các nhà khoa học, cách mà Sao Mộc tạo ra cực quang cũng giống như Trái Đất, đó là do tương tác giữa từ trường và các hạt trong gió Mặt Trời.
Tuy nhiên, với kích thước và từ trường mạnh mẽ hơn nhiều so với Trái Đất, tương tác này cũng "bùng nổ" hơn, tạo ra cực quang rất sáng và bao phủ một diện tích mênh mông trên quả cầu khí.
Thứ kỳ diệu tiếp theo là hình ảnh cấu trúc Great Red Spot - cơn bão màu đỏ nổi tiếng của Sao Mộc - cũng chuyển sang màu bạch kim kỳ ảo.
Cơn bão Great Red Spot có kích thước lớn đến mức có thể nuốt chửng cả Trái Đất, nỗi bật rực rỡ bên cạnh các cơn bão nhỏ hơn.
Ấn tượng nhất là một bức ảnh đặc biệt trường rộng trong đó cho thấy cả các vòng mờ xung quanh hành tinh khí khổng lồ cũng như 2 trong số hàng chục mặt trăng của nó, trên nền lấp lánh của các thiên hà phía xa.
Nhà thiên văn học hành tinh Imke de Pater từ Trường ĐH California ở Berkeley cho biết, "Chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy Sao Mộc như thế này. Tất cả đều khó tin. Thành thật mà nói, chúng tôi không thực sự mong đợi nó sẽ tốt đến thế này".
Các hình ảnh được NASA công bố cũng cho thấy một cách cực kỳ chi tiết bầu khí quyển hỗn loạn của Sao Mộc. James Webb đã sử dụng 3 bộ lọc hồng ngoại chuyên dụng để tiết lộ các chi tiết tuyệt đẹp của hành tinh.
Siêu bão Great Red Spot được ghi nhận lần đầu vào năm 1831. Một phép đo đạc nhiều năm sau đó (khoảng cuối thế kỷ 19) cho thấy cơn bão khổng lồ có đường kính 56.000 km, đủ để nuốt chửng 4 trái đất được xếp cạnh nhau.
Thế nhưng, vào năm 2017, người ta ước tính đường kính này chỉ còn 16.000 km, tức 1,3 lần đường kính trái đất. Cho đến nay, nó tiếp tục bị thu hẹp.
Kể từ năm 2014, siêu bão ngày càng hiển thị rõ dưới ống kính với màu đỏ cam. Các nhà khoa học chưa đưa ra kết luận chính thức cho điều này nhưng đoán rằng có thể những chất hóa học trong cơn bão đang bay cao hơn và bị tác động bởi bức xạ tia cực tím nên trông đậm màu hơn.
Tuy Great Red Spot nhạt nhòa dần nhưng các nhà khoa học hy vọng nhờ đó mà họ sẽ khám phá thêm được nhiều điều thú vị khi các thiết bị thăm dò không còn bị tác động mạnh bởi siêu bão khi tiến quá gần.