Enceladus, một trong những mặt trăng của Sao Thổ, đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học từ khi NASA phát hiện ra sự tồn tại của nước và hơi nước trên bề mặt của nó.Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Frank Postberg từ Đại học Tự do Berlin (Đức) đã xác định được các hợp chất chứa phốt pho của Enceladus có thể tồn tại với số lượng nhiều hơn 100 lần so với Trái Đất.Enceladus có một lớp băng dày che phủ bề mặt của nó, nhưng dưới lớp băng đó là một đại dương nước lỏng.Các tàu thám hiểm đã phát hiện ra rằng trong các phun trào từ các ống dẫn nhiệt ở bề mặt của Enceladus, có một loạt các hợp chất chứa phốt pho.Những hợp chất này bao gồm fosfates, các dạng hợp chất hữu cơ giàu nguyên tử carbon và phức chất hữu cơ chứa nitơ. Đây là những thành phần cần thiết để hình thành và duy trì sự sống trên Trái Đất.Sự tồn tại của các hợp chất chứa phốt pho trên Enceladus đều là dấu hiệu cho thấy có một môi trường có thể hỗ trợ sự sống trong đại dương nước dưới lớp băng.Phốt pho là một thành phần quan trọng của DNA, ARN và ATP - những phân tử cơ bản cần thiết cho các quá trình di truyền gen và hoạt động năng lượng trong tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.Việc tìm thấy phốt pho trên Enceladus tạo ra cơ hội cho sự tồn tại của hệ sinh thái tiềm năng.Enceladus từng "đùa giỡn" với chiến binh của NASA - tàu vũ trụ Cassini - bằng những luồng hơi nước phun thẳng từ bề mặt băng giá của nó vào năm 2005.Những luồng hơi nước này chứa nhiều phốt pho, một trong 6 yếu tố quan trọng nhất để sự sống tồn tại trong một thế giới có nước.>>>Xem thêm video: Bằng chứng thuyết phục về “thế giới sự sống ngoài hành tinh".
Enceladus, một trong những mặt trăng của Sao Thổ, đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng khoa học từ khi NASA phát hiện ra sự tồn tại của nước và hơi nước trên bề mặt của nó.
Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi nhà khoa học hành tinh Frank Postberg từ Đại học Tự do Berlin (Đức) đã xác định được các hợp chất chứa phốt pho của Enceladus có thể tồn tại với số lượng nhiều hơn 100 lần so với Trái Đất.
Enceladus có một lớp băng dày che phủ bề mặt của nó, nhưng dưới lớp băng đó là một đại dương nước lỏng.
Các tàu thám hiểm đã phát hiện ra rằng trong các phun trào từ các ống dẫn nhiệt ở bề mặt của Enceladus, có một loạt các hợp chất chứa phốt pho.
Những hợp chất này bao gồm fosfates, các dạng hợp chất hữu cơ giàu nguyên tử carbon và phức chất hữu cơ chứa nitơ. Đây là những thành phần cần thiết để hình thành và duy trì sự sống trên Trái Đất.
Sự tồn tại của các hợp chất chứa phốt pho trên Enceladus đều là dấu hiệu cho thấy có một môi trường có thể hỗ trợ sự sống trong đại dương nước dưới lớp băng.
Phốt pho là một thành phần quan trọng của DNA, ARN và ATP - những phân tử cơ bản cần thiết cho các quá trình di truyền gen và hoạt động năng lượng trong tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất.
Việc tìm thấy phốt pho trên Enceladus tạo ra cơ hội cho sự tồn tại của hệ sinh thái tiềm năng.
Enceladus từng "đùa giỡn" với chiến binh của NASA - tàu vũ trụ Cassini - bằng những luồng hơi nước phun thẳng từ bề mặt băng giá của nó vào năm 2005.
Những luồng hơi nước này chứa nhiều phốt pho, một trong 6 yếu tố quan trọng nhất để sự sống tồn tại trong một thế giới có nước.