Vẹt mào vàng (Cacatua galerita) dài 19 cm, sống ở New Guinea và Australia. Loài vẹt có tiếng kêu chói tai này là vật nuôi phổ biến trên thế giới, được biết đến với tính cách hiếu động, tò mò, quấn quýt với chủ nuôi. Ảnh: eBird.Vẹt mào ngực hồng (Eolophus roseicapilla) dài 36 cm, phân bố ở các khu vực có cây rải rác trên khắp Australia. Loài vẹt mào duy nhất có cổ và bụng màu hồng này có quan hệ gần gũi với các loài vẹt mào lông trắng.Vẹt mào đen đuôi đỏ (Calyptorhynchus banksii) dài 50-61 cm, là loài vẹt bản địa Australia. Loài chim có bộ lông bóng mượt này có tiếng kêu như than vãn và nhịp vỗ cánh chậm chạp.Vẹt treo chỏm lam (Loriculus galgulus) dài 12-15 cm, được ghi nhận trong các khu rừng ở Đông Nam Á. Khác với đa số các loài chim, chúng treo lộn ngược như dơi khi ngủ.Vẹt ngũ sắc (Trichoglossus haematodus) dài 25-30 cm, sống ở Australia và các đào Tây Nam Thái Bình Dương. Nếu các loài vẹt khác chủ yếu ăn hạt hoặc trái cây thì loài vẹt này lại chuyên hút mật hoa.Vẹt vòng cổ vàng (Barnardius zonarius) dài 34-38 cm, phân bố ở Australia. Loại vẹt này có hai dạng đầu xanh và đầu đen. Cả hai dạng này đều có khoanh cổ màu vàng.Vẹt chiết trung (Eclectus roratus) dài 33-39 cm, sống ở các rừng mưa nhiệt đới Australia. Các cá thể trống và mái của loài này có màu rất khác nhau, đến nỗi ban đầu các nhà khoa học đã phân chúng ra làm hai loài khác nhau.Vẹt yến phụng (Melopsittacus undulatus) dài 18 cm, có nguồn gốc từ Australia. Loài vẹt này sống trong các vùng khô hạn và tụ tập ở các vũng uống nước. Đây là loài vẹt được con người nuôi nhiều nhất thế giới.Vẹt đầu diều hâu (Deroptyus accipitrinus) dài 36 cm, phân bố ở Nam Mỹ. Loài này dựng túm lông cổ màu đỏ lên khi bị kích động. Chúng có quan hệ họ hàng gần với các loài vẹt đuôi dài hơn là các loài vẹt đuôi ngắn.Vẹt mặt nạ đen (Prosopeia personata) dài 47 cm, là loài đặc hữu ở quần đảo Fiji. Chúng đang suy giảm mạnh về số lượng do mất sinh cảnh rừng bản địa.Vẹt công chúa (Polytelis alexandrae) dài 40-47 cm, sống ở miền trung Australia. Loài vẹt này sống dọc theo các sông suối và tụ tập gần bãi cỏ chông. Chúng thường sinh sản theo đàn nhỏ trên cây bạch đàn.Vẹt uyên ương mặt hồng (Agapornis roseicollis) dài 17-18 cm, sống ở các sinh cảnh rừng khô và bán sa mạc Tây Nam Phi. Loài vẹt này sống theo đàn, thường xuyên tụ tập gần các vũng nước.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.
Vẹt mào vàng (Cacatua galerita) dài 19 cm, sống ở New Guinea và Australia. Loài vẹt có tiếng kêu chói tai này là vật nuôi phổ biến trên thế giới, được biết đến với tính cách hiếu động, tò mò, quấn quýt với chủ nuôi. Ảnh: eBird.
Vẹt mào ngực hồng (Eolophus roseicapilla) dài 36 cm, phân bố ở các khu vực có cây rải rác trên khắp Australia. Loài vẹt mào duy nhất có cổ và bụng màu hồng này có quan hệ gần gũi với các loài vẹt mào lông trắng.
Vẹt mào đen đuôi đỏ (Calyptorhynchus banksii) dài 50-61 cm, là loài vẹt bản địa Australia. Loài chim có bộ lông bóng mượt này có tiếng kêu như than vãn và nhịp vỗ cánh chậm chạp.
Vẹt treo chỏm lam (Loriculus galgulus) dài 12-15 cm, được ghi nhận trong các khu rừng ở Đông Nam Á. Khác với đa số các loài chim, chúng treo lộn ngược như dơi khi ngủ.
Vẹt ngũ sắc (Trichoglossus haematodus) dài 25-30 cm, sống ở Australia và các đào Tây Nam Thái Bình Dương. Nếu các loài vẹt khác chủ yếu ăn hạt hoặc trái cây thì loài vẹt này lại chuyên hút mật hoa.
Vẹt vòng cổ vàng (Barnardius zonarius) dài 34-38 cm, phân bố ở Australia. Loại vẹt này có hai dạng đầu xanh và đầu đen. Cả hai dạng này đều có khoanh cổ màu vàng.
Vẹt chiết trung (Eclectus roratus) dài 33-39 cm, sống ở các rừng mưa nhiệt đới Australia. Các cá thể trống và mái của loài này có màu rất khác nhau, đến nỗi ban đầu các nhà khoa học đã phân chúng ra làm hai loài khác nhau.
Vẹt yến phụng (Melopsittacus undulatus) dài 18 cm, có nguồn gốc từ Australia. Loài vẹt này sống trong các vùng khô hạn và tụ tập ở các vũng uống nước. Đây là loài vẹt được con người nuôi nhiều nhất thế giới.
Vẹt đầu diều hâu (Deroptyus accipitrinus) dài 36 cm, phân bố ở Nam Mỹ. Loài này dựng túm lông cổ màu đỏ lên khi bị kích động. Chúng có quan hệ họ hàng gần với các loài vẹt đuôi dài hơn là các loài vẹt đuôi ngắn.
Vẹt mặt nạ đen (Prosopeia personata) dài 47 cm, là loài đặc hữu ở quần đảo Fiji. Chúng đang suy giảm mạnh về số lượng do mất sinh cảnh rừng bản địa.
Vẹt công chúa (Polytelis alexandrae) dài 40-47 cm, sống ở miền trung Australia. Loài vẹt này sống dọc theo các sông suối và tụ tập gần bãi cỏ chông. Chúng thường sinh sản theo đàn nhỏ trên cây bạch đàn.
Vẹt uyên ương mặt hồng (Agapornis roseicollis) dài 17-18 cm, sống ở các sinh cảnh rừng khô và bán sa mạc Tây Nam Phi. Loài vẹt này sống theo đàn, thường xuyên tụ tập gần các vũng nước.
Mời quý độc giả xem video: Ý nghĩa những phong tục ngày Tết Việt | VTC1.