Vào ngày 26/2, VQG Bạch Mã tiến hành tái thả 2 cá thể động vật quý, hiếm gồm: gà lôi trắng và khỉ mặt đỏ về thiên nhiên tại đỉnh núi Bạch Mã thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Dân sinh.Gà lôi trắng có tên khoa học Lophura nycthemera. Chúng thường được gọi là chim lôi, họ chim trĩ, bộ gà. Ảnh: Người lao động.Nhiều người hay nhầm lẫn gà lôi trắng với con công nếu không nhìn kĩ. Điều này xảy ra là vì hình dáng của 2 loài này có vài điểm giống nhau. Ảnh: Người lao động.Gà lôi trắng là một loài thuộc họ Trĩ, bộ Gà. Đây là loài động vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB. Ảnh: TTXVN.Gà lôi trắng có kích thước cơ thể khá lớn. Bộ lông của con đực rất đặc trưng, dễ nhận biết. Thức ăn của chúng gồm: ngô, lúa, trái cây rừng.Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides. Đây là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ thuộc nhóm IIB nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: Dân sinh.Là loài khỉ phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á, khỉ mặt đỏ thường sống trong các khu rừng thấp, gió mùa, rừng khô và các khu rừng rậm trên núi cao tới 2.000m so với mực nước biển. Ảnh: Tiền phong.Tại Việt Nam, khỉ mặt đỏ phân bố rộng khắp cả nước bao gồm: Lai Châu (huyện Tuần Giáo, Quỳ Nhai, Kim Sơn, Mường Tè, Sìn Hồ), Lào Cai (huyện Sa Pa), Sơn La (huyện Mộc Châu, Sông Mã), Hà Giang, Đắk Lắk (huyện Krông Nô, Đắk Mil, Ea Sup, Mdrak). Ảnh: TTXVN.Khỉ mặt đỏ có đặc điểm nổi bật là mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau. Trong khi đó, phần còn lại của cơ thể có lông màu nâu sẫm nhưng đôi khi có bộ lông màu đen cho tới đỏ. Thức ăn của chúng chủ yếu gồm: quả, hạt, lá non, lá nõn, các loại côn trùng, chim và trứng. Ảnh: Tiền phong.Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.
Vào ngày 26/2, VQG Bạch Mã tiến hành tái thả 2 cá thể động vật quý, hiếm gồm: gà lôi trắng và khỉ mặt đỏ về thiên nhiên tại đỉnh núi Bạch Mã thuộc huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ảnh: Dân sinh.
Gà lôi trắng có tên khoa học Lophura nycthemera. Chúng thường được gọi là chim lôi, họ chim trĩ, bộ gà. Ảnh: Người lao động.
Nhiều người hay nhầm lẫn gà lôi trắng với con công nếu không nhìn kĩ. Điều này xảy ra là vì hình dáng của 2 loài này có vài điểm giống nhau. Ảnh: Người lao động.
Gà lôi trắng là một loài thuộc họ Trĩ, bộ Gà. Đây là loài động vật rừng thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB. Ảnh: TTXVN.
Gà lôi trắng có kích thước cơ thể khá lớn. Bộ lông của con đực rất đặc trưng, dễ nhận biết. Thức ăn của chúng gồm: ngô, lúa, trái cây rừng.
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides. Đây là loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm cần được bảo vệ thuộc nhóm IIB nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Ảnh: Dân sinh.
Là loài khỉ phân bố ở Nam Á và Đông Nam Á, khỉ mặt đỏ thường sống trong các khu rừng thấp, gió mùa, rừng khô và các khu rừng rậm trên núi cao tới 2.000m so với mực nước biển. Ảnh: Tiền phong.
Tại Việt Nam, khỉ mặt đỏ phân bố rộng khắp cả nước bao gồm: Lai Châu (huyện Tuần Giáo, Quỳ Nhai, Kim Sơn, Mường Tè, Sìn Hồ), Lào Cai (huyện Sa Pa), Sơn La (huyện Mộc Châu, Sông Mã), Hà Giang, Đắk Lắk (huyện Krông Nô, Đắk Mil, Ea Sup, Mdrak). Ảnh: TTXVN.
Khỉ mặt đỏ có đặc điểm nổi bật là mặt phần lớn có màu đỏ với lông trên đỉnh đầu thường toả ra các phía xung quanh còn lông ở hai bên má toả ra phía sau. Trong khi đó, phần còn lại của cơ thể có lông màu nâu sẫm nhưng đôi khi có bộ lông màu đen cho tới đỏ. Thức ăn của chúng chủ yếu gồm: quả, hạt, lá non, lá nõn, các loại côn trùng, chim và trứng. Ảnh: Tiền phong.
Mời độc giả xem video: Tận mục 8 động vật vô giá của nhân loại, Việt Nam góp mặt 1 loài.