Cheo cheo Nam Dương là một trong những loài động vật quý hiếm được ghi nhận tại Việt Nam. Có tên khoa học là Tragulus javanicus, cheo cheo Nam Dương là một loài động vật có vú thuộc họ cheo cheo (Tragulidae), bộ ngón chẵn (Artiodactyla). Chúng là loài động vật móng guốc nhỏ nhất, sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á.Tại Việt Nam, cheo cheo Nam Dương từng được ghi nhận phân bố từ Lạng Sơn đến Tây Ninh. Tuy nhiên, hiện ở các tỉnh phía Bắc, chúng gần như bị tuyệt chủng. Tại các tỉnh phía Nam, số lượng cheo cheo giảm sút đáng kể do diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), cheo cheo Nam Dương được phân hạng VU (sẽ nguy cấp).Khi trưởng thành, mỗi cá thể cheo cheo Nam Dương có chiều dài thân khoảng 40 - 50 cm, nặng trung bình 1,3 - 2,3 kg. Chúng không có tuyến trước ổ mắt, răng nanh mọc dài ngoài mép (ở con đực dài hơn con cái), thiếu răng cửa trên. Bốn chân của chúng rất mảnh và ngón thứ 3, thứ 4 phát triển.Bộ lông của cheo cheo Nam Dương ngắn, mịn, màu nâu đỏ ở mặt trên, nhạt dần ở hai bên và dọc giữa lưng đậm màu. Dọc gáy của chúng có vệt lông đen, dưới cằm và họng có hai vệt trắng chung gốc, một vệt dọc giữa tự do, lông đuôi xù. Thức ăn chủ yếu của cheo cheo Nam Dương gồm: lá, chồi, thân non, hoa, quả, hạt, củ, cỏ, nấm, côn trùng (sâu, nhộng)...Trĩ sao có tên khoa học là Rheinardia ocellata. Loài động vật quý hiếm này phân bố tại nhiều nơi ở Việt Nam bao gồm: Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk)...Là loài chim lớn trong họ nhà trĩ, mỗi cá thể trĩ sao khi trưởng thành có thể đạt chiều dài cơ thể lên tới 235 cm. Chúng có bộ lông tuyệt đẹp với màu vàng da bò hoặc đen. Phủ trên lông là những đốm nâu sẫm trông giống như bầu trời sao huyền bí bao phủ khắp cơ thể.Trĩ sao có đuôi thuôn và rộng bản với 12 lông vũ dài gần tới 2m. Để thu hút bạn tình, chim trống thường cất tiếng gáy từ tháng 3 - 6 hàng năm. Tiếng gáy của chúng rất to, vang xa và cất lên từng chập. Mùa sinh sản của trĩ sao bắt đầu từ tháng 3 - 7. Do số lượng loài trĩ sao giảm nhanh trong thời gian qua nên chúng được xếp loại là sắp bị đe dọa trong Sách Đỏ IUCN.Mang Trường Sơn có tên khoa học là Muntiacus truongsonensis. Đây là loài động vật đang trong tình trạng nguy cấp thuộc Sách Đỏ IUCN năm 2016.Là một trong những loài mang nhỏ nhất với bộ lông mịn màu vàng nâu hoặc vàng gỉ sắt, mang Trường Sơn có 4 chân mảnh khảnh, đuôi mập, con đực có sừng ngắn. Khi trưởng thành, mỗi cá thể mang Trường Sơn nặng khoảng 14 - 20 kg.Lần đầu tiên mang Trường Sơn được ghi nhận tại Việt Nam là vào năm 1997. Khi ấy, loài động vật quý hiếm này được người dân phát hiện tại địa phận tỉnh Quảng Nam, trong dãy núi Trường Sơn. Sau đó, loài này được ghi nhận ở Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên - Huế.Mời độc giả xem video: Động vật được trao danh hiệu sinh vật chịu nóng tốt nhất thế giới.
Cheo cheo Nam Dương là một trong những loài động vật quý hiếm được ghi nhận tại Việt Nam. Có tên khoa học là Tragulus javanicus, cheo cheo Nam Dương là một loài động vật có vú thuộc họ cheo cheo (Tragulidae), bộ ngón chẵn (Artiodactyla). Chúng là loài động vật móng guốc nhỏ nhất, sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, cheo cheo Nam Dương từng được ghi nhận phân bố từ Lạng Sơn đến Tây Ninh. Tuy nhiên, hiện ở các tỉnh phía Bắc, chúng gần như bị tuyệt chủng. Tại các tỉnh phía Nam, số lượng cheo cheo giảm sút đáng kể do diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), cheo cheo Nam Dương được phân hạng VU (sẽ nguy cấp).
Khi trưởng thành, mỗi cá thể cheo cheo Nam Dương có chiều dài thân khoảng 40 - 50 cm, nặng trung bình 1,3 - 2,3 kg. Chúng không có tuyến trước ổ mắt, răng nanh mọc dài ngoài mép (ở con đực dài hơn con cái), thiếu răng cửa trên. Bốn chân của chúng rất mảnh và ngón thứ 3, thứ 4 phát triển.
Bộ lông của cheo cheo Nam Dương ngắn, mịn, màu nâu đỏ ở mặt trên, nhạt dần ở hai bên và dọc giữa lưng đậm màu. Dọc gáy của chúng có vệt lông đen, dưới cằm và họng có hai vệt trắng chung gốc, một vệt dọc giữa tự do, lông đuôi xù. Thức ăn chủ yếu của cheo cheo Nam Dương gồm: lá, chồi, thân non, hoa, quả, hạt, củ, cỏ, nấm, côn trùng (sâu, nhộng)...
Trĩ sao có tên khoa học là Rheinardia ocellata. Loài động vật quý hiếm này phân bố tại nhiều nơi ở Việt Nam bao gồm: Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh), Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình), Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắk Lắk)...
Là loài chim lớn trong họ nhà trĩ, mỗi cá thể trĩ sao khi trưởng thành có thể đạt chiều dài cơ thể lên tới 235 cm. Chúng có bộ lông tuyệt đẹp với màu vàng da bò hoặc đen. Phủ trên lông là những đốm nâu sẫm trông giống như bầu trời sao huyền bí bao phủ khắp cơ thể.
Trĩ sao có đuôi thuôn và rộng bản với 12 lông vũ dài gần tới 2m. Để thu hút bạn tình, chim trống thường cất tiếng gáy từ tháng 3 - 6 hàng năm. Tiếng gáy của chúng rất to, vang xa và cất lên từng chập. Mùa sinh sản của trĩ sao bắt đầu từ tháng 3 - 7. Do số lượng loài trĩ sao giảm nhanh trong thời gian qua nên chúng được xếp loại là sắp bị đe dọa trong Sách Đỏ IUCN.
Mang Trường Sơn có tên khoa học là Muntiacus truongsonensis. Đây là loài động vật đang trong tình trạng nguy cấp thuộc Sách Đỏ IUCN năm 2016.
Là một trong những loài mang nhỏ nhất với bộ lông mịn màu vàng nâu hoặc vàng gỉ sắt, mang Trường Sơn có 4 chân mảnh khảnh, đuôi mập, con đực có sừng ngắn. Khi trưởng thành, mỗi cá thể mang Trường Sơn nặng khoảng 14 - 20 kg.
Lần đầu tiên mang Trường Sơn được ghi nhận tại Việt Nam là vào năm 1997. Khi ấy, loài động vật quý hiếm này được người dân phát hiện tại địa phận tỉnh Quảng Nam, trong dãy núi Trường Sơn. Sau đó, loài này được ghi nhận ở Khu Bảo tồn Sao la Thừa Thiên - Huế.
Mời độc giả xem video: Động vật được trao danh hiệu sinh vật chịu nóng tốt nhất thế giới.