Trong bài viết đăng trên tạp chí y khoa The Lancet ngày 13/9, nhóm các chuyên gia nổi tiếng thế giới cho hay các loại vắc xin COVID-19 đang được sử dụng vẫn có hiệu quả tốt trước các biến thể của virus SARS- CoV-2.16 tác giả khác trong nhóm chuyên gia này đều là những nhà nghiên cứu vắc xin hàng đầu tại Mỹ, Anh, Pháp, Nam Phi và Ấn Độ, cùng các nhà khoa học của Tổ chức Y tế thế giới. Họ là những người từng kêu gọi hoãn tiêm liều tăng cường cho tới khi các nước nghèo được tiêm chủng tốt hơn.Nhóm chuyên gia nổi tiếng này đưa ra nhận định việc tiêm vắc xin COVID-19 có hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, dù biến thể Delta dễ lây lan đang phổ biến ở nhiều nước.Theo nhóm chuyên gia, vắc xin COVID-19 vẫn có hiệu quả bình quân 95% trong ngăn ngừa bệnh nặng, bao gồm cả biến thể Delta và hơn 80% trong ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2.Chính vì vậy, nhóm chuyên gia cho hay người bình thường chưa cần tiêm liều vắc xin tăng cường (tức liều vắc xin thứ 3).Không những vậy, nhóm chuyên gia còn cảnh báo nếu như tiêm liều tăng cường quá sớm thì có thể có nguy cơ tăng thêm tác dụng phụ.Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng sẽ có lợi hơn nếu tạo ra các liều tăng cường tập trung vào các biến thể đang lây lan mạnh ở các nước - giống như vắc xin cúm được cập nhật mỗi năm - hơn là tiêm thêm một liều vắc xin ban đầu.Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, nhóm chuyên gia trên cho hay chính phủ các nước nên tập trung miễn dịch cho người chưa tiêm chủng và chờ thêm dữ liệu về liều tăng cường.Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nhiều lần phản đối việc áp dụng mũi tăng cường rộng rãi.Theo WHO, việc tập trung phủ vắc-xin cho nhóm những người chưa được tiêm chủng sẽ có tác dụng tích cực hơn đối với sức khoẻ cộng đồng, góp phần sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19. Mời độc giả xem video: TP.HCM tiêm vắc xin cho cả bà bầu - tiếp tục xây dựng bệnh viện dã chiến từ tuyến quận. Nguồn: VTV4.
Trong bài viết đăng trên tạp chí y khoa The Lancet ngày 13/9, nhóm các chuyên gia nổi tiếng thế giới cho hay các loại vắc xin COVID-19 đang được sử dụng vẫn có hiệu quả tốt trước các biến thể của virus SARS- CoV-2.
16 tác giả khác trong nhóm chuyên gia này đều là những nhà nghiên cứu vắc xin hàng đầu tại Mỹ, Anh, Pháp, Nam Phi và Ấn Độ, cùng các nhà khoa học của Tổ chức Y tế thế giới. Họ là những người từng kêu gọi hoãn tiêm liều tăng cường cho tới khi các nước nghèo được tiêm chủng tốt hơn.
Nhóm chuyên gia nổi tiếng này đưa ra nhận định việc tiêm vắc xin COVID-19 có hiệu quả trong ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, dù biến thể Delta dễ lây lan đang phổ biến ở nhiều nước.
Theo nhóm chuyên gia, vắc xin COVID-19 vẫn có hiệu quả bình quân 95% trong ngăn ngừa bệnh nặng, bao gồm cả biến thể Delta và hơn 80% trong ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Chính vì vậy, nhóm chuyên gia cho hay người bình thường chưa cần tiêm liều vắc xin tăng cường (tức liều vắc xin thứ 3).
Không những vậy, nhóm chuyên gia còn cảnh báo nếu như tiêm liều tăng cường quá sớm thì có thể có nguy cơ tăng thêm tác dụng phụ.
Vì vậy, nhóm tác giả cho rằng sẽ có lợi hơn nếu tạo ra các liều tăng cường tập trung vào các biến thể đang lây lan mạnh ở các nước - giống như vắc xin cúm được cập nhật mỗi năm - hơn là tiêm thêm một liều vắc xin ban đầu.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 có những diễn biến phức tạp, nhóm chuyên gia trên cho hay chính phủ các nước nên tập trung miễn dịch cho người chưa tiêm chủng và chờ thêm dữ liệu về liều tăng cường.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nhiều lần phản đối việc áp dụng mũi tăng cường rộng rãi.
Theo WHO, việc tập trung phủ vắc-xin cho nhóm những người chưa được tiêm chủng sẽ có tác dụng tích cực hơn đối với sức khoẻ cộng đồng, góp phần sớm đẩy lùi đại dịch COVID-19.
Mời độc giả xem video: TP.HCM tiêm vắc xin cho cả bà bầu - tiếp tục xây dựng bệnh viện dã chiến từ tuyến quận. Nguồn: VTV4.