Chuột chũi trụi lông (tên khoa học: Heterocephalus glaber) được các chuyên gia đánh giá là sinh vật cực xấu nhưng có chỉ số “siêu năng lực” kỳ lạ nhất trong số các động vật có vú.Điều này xuất phát từ việc chuột chũi trụi lông có ngoại hình cực xấu xí nhưng đổi lại có thể chống lại các bệnh ung thư, chống lại quá trình lão hóa thông thường của động vật có vú.Theo các chuyên gia, chuột chũi trụi lông sống lâu và có thói quen chui rúc trong lòng đất. Nhờ vậy, chúng có thể sống đến 30 năm với cơ thể khỏe mạnh và không bao giờ dính ung thư.Thêm nữa, loài chuột chũi trụi lông có sống sót trong 18 phút mà không cần ôxy. Tiếp đến, chúng có thể chịu được mức độ đau đớn đáng kinh ngạc.Với khả năng độc nhất vô nhị chống ung thư, các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu về chuột chũi trụi lông với hy vọng sẽ thu được kết quả tốt giúp tìm ra các liệu pháp điều trị nhằm ngăn chặn hoặc kiểm soát tình trạng ung thư ở người.Loài chuột chũi trụi lông này còn khiến các chuyên gia kinh ngạc khi có thói quen bắt cóc con của nhau và biến chúng thành "nô lệ".Điều này xuất phát từ việc chuột chũi trụi lông thường sống thành đàn với số lượng có thể lên đến 300 con. Trong đó, hầu hết đều không có khả năng sinh sản.Đàn chuột chũi trụi lông chỉ có một "nữ hoàng". Con chuột cái duy nhất trong đàn có khả năng sinh sản này sẽ trở thành con đầu đàn sau khi trải qua cuộc chiến giành quyền thống trị."Nữ hoàng" chuột này có thể sinh 30 con mỗi lần đẻ và các con cái cấp dưới trông con non bằng cách cho chúng ăn phân có tẩm hormone của mình.Những con chuột cái có địa vị thấp trong đàn không có buồng trứng và không sinh sản. Chúng cũng không trải qua những thay đổi nội tiết tố do mang thai. Thay vào đó, chúng ăn phân của "nữ hoàng" chuột dẫn tới thay đổi nội tiết tố vừa phải để làm nhiệm vụ chăm con cho con đầu đàn.Mời độc giả xem video: Đường đi của những con chuột từ cống rãnh lên bàn nhậu. Nguồn: VTV24.
Chuột chũi trụi lông (tên khoa học: Heterocephalus glaber) được các chuyên gia đánh giá là sinh vật cực xấu nhưng có chỉ số “siêu năng lực” kỳ lạ nhất trong số các động vật có vú.
Điều này xuất phát từ việc chuột chũi trụi lông có ngoại hình cực xấu xí nhưng đổi lại có thể chống lại các bệnh ung thư, chống lại quá trình lão hóa thông thường của động vật có vú.
Theo các chuyên gia, chuột chũi trụi lông sống lâu và có thói quen chui rúc trong lòng đất. Nhờ vậy, chúng có thể sống đến 30 năm với cơ thể khỏe mạnh và không bao giờ dính ung thư.
Thêm nữa, loài chuột chũi trụi lông có sống sót trong 18 phút mà không cần ôxy. Tiếp đến, chúng có thể chịu được mức độ đau đớn đáng kinh ngạc.
Với khả năng độc nhất vô nhị chống ung thư, các chuyên gia, nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành các nghiên cứu về chuột chũi trụi lông với hy vọng sẽ thu được kết quả tốt giúp tìm ra các liệu pháp điều trị nhằm ngăn chặn hoặc kiểm soát tình trạng ung thư ở người.
Loài chuột chũi trụi lông này còn khiến các chuyên gia kinh ngạc khi có thói quen bắt cóc con của nhau và biến chúng thành "nô lệ".
Điều này xuất phát từ việc chuột chũi trụi lông thường sống thành đàn với số lượng có thể lên đến 300 con. Trong đó, hầu hết đều không có khả năng sinh sản.
Đàn chuột chũi trụi lông chỉ có một "nữ hoàng". Con chuột cái duy nhất trong đàn có khả năng sinh sản này sẽ trở thành con đầu đàn sau khi trải qua cuộc chiến giành quyền thống trị.
"Nữ hoàng" chuột này có thể sinh 30 con mỗi lần đẻ và các con cái cấp dưới trông con non bằng cách cho chúng ăn phân có tẩm hormone của mình.
Những con chuột cái có địa vị thấp trong đàn không có buồng trứng và không sinh sản. Chúng cũng không trải qua những thay đổi nội tiết tố do mang thai. Thay vào đó, chúng ăn phân của "nữ hoàng" chuột dẫn tới thay đổi nội tiết tố vừa phải để làm nhiệm vụ chăm con cho con đầu đàn.
Mời độc giả xem video: Đường đi của những con chuột từ cống rãnh lên bàn nhậu. Nguồn: VTV24.