Sống vào thế Eocene cách đây 35-45 triệu năm trước, Andrewsarchus (Andrewsarchus mongoliensis) được coi là loài thú ăn thịt lớn nhất lịch sử.Được nhà khảo cổ học Roy Chapman Andrews tìm thấy tại Mông Cổ năm 1922, hóa thạch của loài động vật có vú cổ xưa này có hộp sọ dài đến 1 mét, đã khiến các nhà cổ sinh học thời đó không khỏi bất ngờ.Hiện tại, Andrewsarchus chỉ được biết đến nhờ một hóa thạch, được phát hiện vào mùa xuân năm 1923. Trong một chuyến thám hiểm do nhà cổ sinh vật học Roy Chapman Andrews dẫn đầu, một hộp sọ lớn dài 3 foot đã được thành viên đoàn thám hiểm Kan Chuen Pao tìm thấy.Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở New York đã tài trợ cho cuộc thám hiểm. Tên của Andrewsarchus mongoliensis được đặt theo tên người dẫn đầu đoàn thám hiểm và nơi tìm thấy hóa thạch - Nội Mông.Theo ước lượng, một con Andrewsarchus trưởng thành dài khoảng 4 mét, nặng 800 kg, có bề ngoài hơi giống linh cẩu với phần thân trước cao hơn.Andrewsarchus có răng cửa và răng nanh sắc nhọn để xé thịt con mồi. Ngoài ra chúng còn có răng hàm phẳng để nghiến xương động vật và có thể là cả vỏ rùa núi.Các nhà khoa học không rõ đây là một loài săn mồi hay chuyên ăn xác thối, vì những dẫn liệu hóa thạch không đủ để làm rõ tập tính của chúng.Nếu là một loài săn mồi thực thụ, chúng đủ khả năng hạ gục các thú ăn cỏ cỡ lớn, chẳng hạn như các loài thuộc họ Bronthorium.Nếu là loài ăn xác thối, chúng có thể dùng vẻ ngoài đáng sợ của mình để đe dọa những loài săn mồi có kích cỡ nhỏ hơn, buộc chúng phải nhường lại con mồi săn được.Vào thời Andrewsarchus tồn tại, động vật ăn thịt đích thực (Carnivora) chưa xuất hiện. Trên thực tế, Andrewsarchus có mối liên hệ gần gũi với động vật guốc chẵn, mà ngày nay đều là loài ăn thực vật.Có lẽ Andrewsarchus không thuần túy ăn thịt mà còn ăn cả thực vật để bảo đảm năng lượng cho cơ thể quá khổ của mình.Andrewsarchus mongoliensis có 3 răng cửa, 1 răng nanh, 4 răng hàm nhỏ và 3 răng hàm ở mỗi bên hàm. Các răng cửa được sắp xếp theo hình bán nguyệt, răng hàm thứ hai và thứ ba dài ra và mọc đơn lẻ, răng hàm thứ nhất và thứ hai bị mòn nhiều hơn so với răng trước và răng sau.>>>Xem thêm video: Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa (Nguồn: VTV24).
Sống vào thế Eocene cách đây 35-45 triệu năm trước, Andrewsarchus (Andrewsarchus mongoliensis) được coi là loài thú ăn thịt lớn nhất lịch sử.
Được nhà khảo cổ học Roy Chapman Andrews tìm thấy tại Mông Cổ năm 1922, hóa thạch của loài động vật có vú cổ xưa này có hộp sọ dài đến 1 mét, đã khiến các nhà cổ sinh học thời đó không khỏi bất ngờ.
Hiện tại, Andrewsarchus chỉ được biết đến nhờ một hóa thạch, được phát hiện vào mùa xuân năm 1923. Trong một chuyến thám hiểm do nhà cổ sinh vật học Roy Chapman Andrews dẫn đầu, một hộp sọ lớn dài 3 foot đã được thành viên đoàn thám hiểm Kan Chuen Pao tìm thấy.
Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ ở New York đã tài trợ cho cuộc thám hiểm. Tên của Andrewsarchus mongoliensis được đặt theo tên người dẫn đầu đoàn thám hiểm và nơi tìm thấy hóa thạch - Nội Mông.
Theo ước lượng, một con Andrewsarchus trưởng thành dài khoảng 4 mét, nặng 800 kg, có bề ngoài hơi giống linh cẩu với phần thân trước cao hơn.
Andrewsarchus có răng cửa và răng nanh sắc nhọn để xé thịt con mồi. Ngoài ra chúng còn có răng hàm phẳng để nghiến xương động vật và có thể là cả vỏ rùa núi.
Các nhà khoa học không rõ đây là một loài săn mồi hay chuyên ăn xác thối, vì những dẫn liệu hóa thạch không đủ để làm rõ tập tính của chúng.
Nếu là một loài săn mồi thực thụ, chúng đủ khả năng hạ gục các thú ăn cỏ cỡ lớn, chẳng hạn như các loài thuộc họ Bronthorium.
Nếu là loài ăn xác thối, chúng có thể dùng vẻ ngoài đáng sợ của mình để đe dọa những loài săn mồi có kích cỡ nhỏ hơn, buộc chúng phải nhường lại con mồi săn được.
Vào thời Andrewsarchus tồn tại, động vật ăn thịt đích thực (Carnivora) chưa xuất hiện. Trên thực tế, Andrewsarchus có mối liên hệ gần gũi với động vật guốc chẵn, mà ngày nay đều là loài ăn thực vật.
Có lẽ Andrewsarchus không thuần túy ăn thịt mà còn ăn cả thực vật để bảo đảm năng lượng cho cơ thể quá khổ của mình.
Andrewsarchus mongoliensis có 3 răng cửa, 1 răng nanh, 4 răng hàm nhỏ và 3 răng hàm ở mỗi bên hàm. Các răng cửa được sắp xếp theo hình bán nguyệt, răng hàm thứ hai và thứ ba dài ra và mọc đơn lẻ, răng hàm thứ nhất và thứ hai bị mòn nhiều hơn so với răng trước và răng sau.
>>>Xem thêm video: Việt Nam lần đầu phát hiện xương người tiền sử ở hang núi lửa (Nguồn: VTV24).