Vừa qua vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tiến hành thả 5 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về rừng. Những con vật này đều được tiếp nhận từ người dân.5 cá thể động vật hoang dã quý hiếm bao gồm 3 cá thể trăn đất (Python molurus), 1 cá thể khỉ đuôi lợn (Macaca leonine) và 1 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta).Sau hơn 1 năm được chăm sóc kỹ lượng tại VQG Vũ Quang, 5 cá thể động vật hoang dã quý hiếm trên đã đảm bảo điều kiện về sức khỏe để trở về môi trường tự nhiên.Trăn đất Python molurus là loài rắn lành cỡ rất lớn trong họ nhà trăn Pythonidae. Loài trăn khổng lồ này sinh sống ở hầu khắp các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam, kể cả ở vùng rừng tràm và rừng đước Nam Bộ.Do có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao nên số lượng loài trăn này ngày càng hiếm. Sách Đỏ Việt Nam xếp hạng trăn đất vào loại CR - động vật rất nguy cấp, do sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố hoặc chất lượng nơi sinh cư; và suy giảm do mức độ khai thác hiện tại.Sách Đỏ Việt Nam miêu tả trăn đất có đầu dài, nhỏ. Hai tấm vảy môi trên có trên mỗi tấm vảy một lỗ (lỗ môi là cơ quan cảm giác nhiệt). Có hai cựa nhỏ, hình móng nằm ở hai bên khe huyệt. Cựa trăn cái ngắn, ẩn sâu trong hốc bên khe huyệt.Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.Khỉ đuôi lợn là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.Khỉ vàng có tên khoa học Macaca mulatta, là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.Khỉ vàng có thân màu nâu vàng, Con trưởng thành mặt có màu đỏ, lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước. Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ. Da quanh chai mông tròn, không có lông.Ở Việt Nam, khỉ vàng còn có các tên khác: khỉ đỏ đít, khỉ đàn (tiếng Việt), Tu lình, Tăng kè (tiếng Tày), Bộc (tiếng Mường), Tu lình đeng (tiếng Thái), Lia pả tra (tiếng Mông).Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.
Vừa qua vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã tiến hành thả 5 cá thể động vật hoang dã quý hiếm về rừng. Những con vật này đều được tiếp nhận từ người dân.
5 cá thể động vật hoang dã quý hiếm bao gồm 3 cá thể trăn đất (Python molurus), 1 cá thể khỉ đuôi lợn (Macaca leonine) và 1 cá thể khỉ vàng (Macaca mulatta).
Sau hơn 1 năm được chăm sóc kỹ lượng tại VQG Vũ Quang, 5 cá thể động vật hoang dã quý hiếm trên đã đảm bảo điều kiện về sức khỏe để trở về môi trường tự nhiên.
Trăn đất Python molurus là loài rắn lành cỡ rất lớn trong họ nhà trăn Pythonidae. Loài trăn khổng lồ này sinh sống ở hầu khắp các tỉnh trung du và miền núi Việt Nam, kể cả ở vùng rừng tràm và rừng đước Nam Bộ.
Do có giá trị khoa học và thẩm mỹ cao nên số lượng loài trăn này ngày càng hiếm. Sách Đỏ Việt Nam xếp hạng trăn đất vào loại CR - động vật rất nguy cấp, do sự suy giảm nơi cư trú, khu phân bố hoặc chất lượng nơi sinh cư; và suy giảm do mức độ khai thác hiện tại.
Sách Đỏ Việt Nam miêu tả trăn đất có đầu dài, nhỏ. Hai tấm vảy môi trên có trên mỗi tấm vảy một lỗ (lỗ môi là cơ quan cảm giác nhiệt). Có hai cựa nhỏ, hình móng nằm ở hai bên khe huyệt. Cựa trăn cái ngắn, ẩn sâu trong hốc bên khe huyệt.
Khỉ đuôi lợn có tên khoa học là Macaca leonina. Tên gọi của nó xuất phát từ hình dáng chiếc đuôi giống như đuôi của loài lợn, đây là một trong những loài lớn nhất trong họ nhà khỉ Cercopithecidae.
Khỉ đuôi lợn có bộ lông màu nâu nhạt, đỉnh đầu dẹt với màu lông nâu đậm, hai bên má lông dài, rậm, màu hung sáng phủ gần kín tai tạo thành đĩa mặt.
Khỉ đuôi lợn là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Khỉ vàng có tên khoa học Macaca mulatta, là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB.
Khỉ vàng có thân màu nâu vàng, Con trưởng thành mặt có màu đỏ, lông trên đỉnh đầu rất ngắn. Phía sau thân màu nâu nhạt hơn phía trước. Vùng mông ngoài và đùi có màu hung đỏ. Da quanh chai mông tròn, không có lông.
Ở Việt Nam, khỉ vàng còn có các tên khác: khỉ đỏ đít, khỉ đàn (tiếng Việt), Tu lình, Tăng kè (tiếng Tày), Bộc (tiếng Mường), Tu lình đeng (tiếng Thái), Lia pả tra (tiếng Mông).