Sau khi tiếp nhận cá thể rùa biển từ anh Nguyễn Văn Linh, Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Sót tiến hành thả về với môi trường tự nhiên.Qua kiểm tra, cơ quan chuyên môn cho biết, đây là cá thể rùa biển họ Vích thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.Cá thể rùa được thả về biển có sức khỏe ổn định. Cơ quan chức năng cũng tuyên truyền để người dân đi biển hiểu rõ nhằm bảo tồn động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.Rùa biển họ Vích hay còn gọi là đồi mồi dứa có tên khoa học là Chelonia mydas. Chúng có mai trơn láng và rộng, có vảy, chi trước cong vừa phải, phía trên chi trước có 1 móng vuốt. Trước trán chỉ có 2 vảy.Màu sắc thường là dạng sọc toả tròn hoặc có đốm trên vảy. Chiều dài tối đa 120cm, trọng lượng 150kg. Đồi mồi dứa phân bố tại khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, với hai quần thể khá khác biệt tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.Ở Việt Nam, đồi mồi dứa phân bố nhiều ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc. Chúng thường sống ở vùng biển có độ mặn cao, đáy là cát, rạn đá ngầm hoặc san hô. Rất ít thấy ở vùng cửa sông châu thổ có độ mặn thấp.Giống như nhiều loài rùa biển khác, đồi mồi dứa di cư với khoảng cách khá xa giữa khu vực kiếm ăn và nơi sinh sản. Nhiều hòn đảo trên thế giới được gọi là đảo Rùa do có đồi mồi biển làm tổ và đẻ trứng trên bờ biển.Rùa cái tìm vị trí thích hợp, đào tổ và đẻ trứng vào ban đêm. Sau đó, rùa con nở ra từ trứng và xuống biển. Đồi mồi dứa có thể sống đến 80 năm trong môi trường tự nhiên.Mùa đẻ thường từ tháng 3 – 10. Khi đẻ chúng bò lên bãi cát đào lỗ và đẻ trứng vào đó rồi lấp lại. Dưới ánh sáng mặt trời cát nóng lên và ấp cho trứng nở. Con non mới nở ra bới cát chui lên và bò xuống biển.Theo ước đoán, trước thập niên 1970 có khoảng 700 rùa mẹ làm tổ hàng năm, con số này hiện nay giảm xuống còn khoảng 300 con lên đẻ tại những khu vực vùng ven bờ biển.Rùa biển hiện đang là nạn nhân của rất nhiều hoạt động của con người, từ việc đánh bắt ngẫu nhiên khi rùa biển vô tình lọt vào lưới và các phương tiện đánh bắt hải sản của người dân, cho đến các hoạt động đánh bắt chủ yếu mang tính chất hủy diệt.Bên cạnh đó, việc người dân xả rác thải ra biển làm rùa nhầm với thức ăn, nuốt phải dẫn đến cái chết, cho đến các hoạt động như xây dựng kè chống xói mòn, các công trình ven biển, khai thác cát ở quy mô tận kiệt làm mất các bãi đẻ cũng đẩy loài rùa đến nguy cơ tuyệt chủng.Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News
Sau khi tiếp nhận cá thể rùa biển từ anh Nguyễn Văn Linh, Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa Sót tiến hành thả về với môi trường tự nhiên.
Qua kiểm tra, cơ quan chuyên môn cho biết, đây là cá thể rùa biển họ Vích thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Cá thể rùa được thả về biển có sức khỏe ổn định. Cơ quan chức năng cũng tuyên truyền để người dân đi biển hiểu rõ nhằm bảo tồn động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Rùa biển họ Vích hay còn gọi là đồi mồi dứa có tên khoa học là Chelonia mydas. Chúng có mai trơn láng và rộng, có vảy, chi trước cong vừa phải, phía trên chi trước có 1 móng vuốt. Trước trán chỉ có 2 vảy.
Màu sắc thường là dạng sọc toả tròn hoặc có đốm trên vảy. Chiều dài tối đa 120cm, trọng lượng 150kg. Đồi mồi dứa phân bố tại khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, với hai quần thể khá khác biệt tại Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
Ở Việt Nam, đồi mồi dứa phân bố nhiều ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Cát Bà, Côn Đảo, Thổ Chu, Phú Quốc. Chúng thường sống ở vùng biển có độ mặn cao, đáy là cát, rạn đá ngầm hoặc san hô. Rất ít thấy ở vùng cửa sông châu thổ có độ mặn thấp.
Giống như nhiều loài rùa biển khác, đồi mồi dứa di cư với khoảng cách khá xa giữa khu vực kiếm ăn và nơi sinh sản. Nhiều hòn đảo trên thế giới được gọi là đảo Rùa do có đồi mồi biển làm tổ và đẻ trứng trên bờ biển.
Rùa cái tìm vị trí thích hợp, đào tổ và đẻ trứng vào ban đêm. Sau đó, rùa con nở ra từ trứng và xuống biển. Đồi mồi dứa có thể sống đến 80 năm trong môi trường tự nhiên.
Mùa đẻ thường từ tháng 3 – 10. Khi đẻ chúng bò lên bãi cát đào lỗ và đẻ trứng vào đó rồi lấp lại. Dưới ánh sáng mặt trời cát nóng lên và ấp cho trứng nở. Con non mới nở ra bới cát chui lên và bò xuống biển.
Theo ước đoán, trước thập niên 1970 có khoảng 700 rùa mẹ làm tổ hàng năm, con số này hiện nay giảm xuống còn khoảng 300 con lên đẻ tại những khu vực vùng ven bờ biển.
Rùa biển hiện đang là nạn nhân của rất nhiều hoạt động của con người, từ việc đánh bắt ngẫu nhiên khi rùa biển vô tình lọt vào lưới và các phương tiện đánh bắt hải sản của người dân, cho đến các hoạt động đánh bắt chủ yếu mang tính chất hủy diệt.
Bên cạnh đó, việc người dân xả rác thải ra biển làm rùa nhầm với thức ăn, nuốt phải dẫn đến cái chết, cho đến các hoạt động như xây dựng kè chống xói mòn, các công trình ven biển, khai thác cát ở quy mô tận kiệt làm mất các bãi đẻ cũng đẩy loài rùa đến nguy cơ tuyệt chủng.