Các loại túi nilon được dùng khá phổ biến trong cuộc sống trong đó, chúng được sử dụng để đựng thực phẩm từ tươi sống đến chín, thậm chí là thực phẩm nóng.Túi nilon có 2 loại: Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.Loại thứ hai chính là túi ni lông tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng như thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu... Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì vốn là những chất dẫn đến bệnh ung thư.Khi thực phẩm đựng trong túi nilon loại thứ hai, các hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn, sau đó hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm.Theo thời gian các hóa chất trong túi nilon làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố.Đặc biệt, nhiều người dùng túi nilon đựng thực phẩm nóng như sữa đậu, nước ngô, nước canh, cơm… ở mức khoảng 70-80 độ C. Hay, màng bọc nilon bị nóng chảy sau khi làm hâm thức ăn trong lò vi sóng dễ dàng thôi nhiễm chất DOP (dioctin phatalat) vào thực phẩm gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, người dùng cần lựa chọn các loại túi nilon phù hợp mục đích sử dụng. Nên chọn loại túi có màu trong suốt, không sờn rách, co kéo hoặc nhăn nhúm. Tránh sử dụng các loại túi nilon màu, càng màu sắc thì càng độc.Hạn chế đựng thực phẩm nóng trong túi nilon tái chế; chọn màng bọc thực phẩm chuyên dùng khi hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng...Ngoài ra, hãy thay đổi thói quen sử dụng, thay túi nilon bằng các loại túi vải, túi thân thiện môi trường khi đi chợ, thay thế túi nilon bằng hộp/lọ thủy tinh và các vật liệu an toàn khi bao đựng thực phẩm...Mời độc giả xem video:Thủ đoạn biến bạch tuộc bẩn thành bạch tuộc sạch. Nguồn: Tin Tức VTV24.
Các loại túi nilon được dùng khá phổ biến trong cuộc sống trong đó, chúng được sử dụng để đựng thực phẩm từ tươi sống đến chín, thậm chí là thực phẩm nóng.
Túi nilon có 2 loại: Loại thứ nhất được sản xuất từ 100% các hạt nhựa PV và PP nguyên sinh từ dầu mỏ nguyên chất. Loại nhựa này không gây độc hại cho con người.
Loại thứ hai chính là túi ni lông tái chế từ nhiều sản phẩm nhựa đã qua sử dụng như thùng sơn, lọ tẩy bồn cầu... Trong quá trình tái chế, nhựa thủ công sẽ hấp thu các kim loại nặng như cadimi, chì vốn là những chất dẫn đến bệnh ung thư.
Khi thực phẩm đựng trong túi nilon loại thứ hai, các hóa chất này có thể ngấm vào thức ăn, sau đó hấp thụ vào cơ thể, kể cả với các dạng màng bọc thực phẩm.
Theo thời gian các hóa chất trong túi nilon làm thay đổi mô, tổn thương di truyền, lỗi nhiễm sắc thể, sẩy thai, dị tật bẩm sinh, dậy thì sớm và những thay đổi nội tiết tố.
Đặc biệt, nhiều người dùng túi nilon đựng thực phẩm nóng như sữa đậu, nước ngô, nước canh, cơm… ở mức khoảng 70-80 độ C. Hay, màng bọc nilon bị nóng chảy sau khi làm hâm thức ăn trong lò vi sóng dễ dàng thôi nhiễm chất DOP (dioctin phatalat) vào thực phẩm gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Do đó, để đảm bảo an toàn sức khỏe, người dùng cần lựa chọn các loại túi nilon phù hợp mục đích sử dụng. Nên chọn loại túi có màu trong suốt, không sờn rách, co kéo hoặc nhăn nhúm. Tránh sử dụng các loại túi nilon màu, càng màu sắc thì càng độc.
Hạn chế đựng thực phẩm nóng trong túi nilon tái chế; chọn màng bọc thực phẩm chuyên dùng khi hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng...
Ngoài ra, hãy thay đổi thói quen sử dụng, thay túi nilon bằng các loại túi vải, túi thân thiện môi trường khi đi chợ, thay thế túi nilon bằng hộp/lọ thủy tinh và các vật liệu an toàn khi bao đựng thực phẩm...
Mời độc giả xem video:Thủ đoạn biến bạch tuộc bẩn thành bạch tuộc sạch. Nguồn: Tin Tức VTV24.