Mặc dù nguồn gốc của luồng sóng trên vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nhà thiên văn học cho rằng nó có thể bắt nguồn từ quá trình phóng thích khí siêu nóng và từ tính từ vệt đen của lớp vỏ Mặt trời tên là AR3165. Từ đây, ít nhất 8 tia lửa Mặt trời đã được phóng vào không gian hôm 14/12, gây ra tình trạng mất sóng vô tuyến điện ở khu vực Đại Tây Dương.Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chính thức cảnh báo về hiện tượng nứt vỡ từ quyển vừa xảy ra nhưng chúng ta cần lưu ý rằng vết nứt đó có thể mở ra trong nhiều giờ và để gió Mặt trời thổi qua.Trước đó, hôm 14/12, các chuyên gia đã quan sát thấy vệt đen Mặt trời AR3165 phát ra tiếng động lớn và giải phóng một vụ nổ cấp độ M6 tấn công Trái đất. Tia lửa cấp M được phân loại là cỡ trung bình. Tuy nhiên, những hiện tượng như vậy đủ mạnh để gây ra sự cố mất sóng vô tuyến điện trong thời gian ngắn. Và sự kiện đó đã xảy ra ở Đại Tây Dương vào tuần trước.Đài quan sát Động lực học Mặt trời của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được các vụ phun trào từ vết đen Mặt trời – một vùng tối nhiệt độ thấp hơn so với các phần khác của bề mặt Mặt trời – lần lượt phóng ra các dòng plasma sáng chói lóa. Nhiều khả năng, đây chính là “thủ phạm” gửi sóng xung kích về phía Trái đất.Những vụ nổ này thể đẩy hàng tỷ tấn vật chất ra khỏi bề mặt Mặt trời, gây biến động hình thái thời tiết trên không gian cũng như đe dọa đến các vệ tinh và tàu vũ trụ đang hoạt động. Hơn thế, nó có thể tác động đến hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu, sự di cư của động vật và các kiểu thời tiết ở Trái đất.Vết nứt ở từ quyển Trái đất hiện nay cũng có thể tạo tiền đề cho các cơn bão địa từ cấp G1 xảy ra khi có sự trao đổi năng lượng từ gió Mặt trời và môi trường không gian bao quanh Trái đất. Tuy nhiên, G1 là cấp bão yếu nhất.Gió Mặt Trời tác động đến chúng ta bởi không giống hầu hết các hành tinh khác, gió chỉ thổi trong nội hành tinh còn Mặt Trời lại "chia sẻ" các cơn gió với những hành tin còn lại trong thái dương hệ.Thành phần chính của gió Mặt Trời là plasma, các nguyên tử quá nóng khiến chúng mất khả năng giữ electron và bị ion hóa. Các hạt mang điện được bắn ra từ vành nhật hoa (khí quyển plasma) và di chuyển với tốc độ từ 300 đến 700km/s trong không gian.Tương tự gió trên Trái Đất, gió Mặt Trời cũng bao gồm các yếu tốc như tốc độ, nhiệt độ, cường độ và áp suất. Khi gió Mặt Trời thổi, chúng mang theo các đám mây từ tính và với mật độ các hạt mang điện nóng và dày đặc, chúng tác động đến mọi thứ trên đường đi. Điều này lý giải tại sao sao chổi lại có một vệt sáng phía sau khi bay ngang Mặt Trời và các hành tinh.Ngoài ra, gió Mặt Trời cũng gây nguy hiểm đến con người và các thiết bị trong không gian. Vì vậy, việc dự đoán gió Mặt Trời là rất cần thiết.Bên cạnh các nguy cơ trên, gió Mặt Trời cũng tạo ra một lớp bảo vệ. Gió Mặt Trời thổi phồng vùng không gian khối cầu bao quanh Mặt Trời (heliosphere) đóng vai trò là tấm đệm cho hệ Mặt Trời. Heliosphere làm lệch hướng các chùm tia nguy hiểm. Các tia này không gây nguy hiểm đến con người trên Trái Đất nhưng nó tác động trực tiếp đến con người ngoài vũ trụ cụ thể là các phi hành gia.Tuy nhiên, lớp bảo vệ này đang mất dần, do đó, các phi hành gia có thể đối mặt với một lượng lớn bức xạ không gian khi họ làm việc ngoài khí quyển Trái Đất.>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).
Mặc dù nguồn gốc của luồng sóng trên vẫn chưa được làm rõ, nhưng các nhà thiên văn học cho rằng nó có thể bắt nguồn từ quá trình phóng thích khí siêu nóng và từ tính từ vệt đen của lớp vỏ Mặt trời tên là AR3165. Từ đây, ít nhất 8 tia lửa Mặt trời đã được phóng vào không gian hôm 14/12, gây ra tình trạng mất sóng vô tuyến điện ở khu vực Đại Tây Dương.
Mặc dù các nhà khoa học vẫn chưa chính thức cảnh báo về hiện tượng nứt vỡ từ quyển vừa xảy ra nhưng chúng ta cần lưu ý rằng vết nứt đó có thể mở ra trong nhiều giờ và để gió Mặt trời thổi qua.
Trước đó, hôm 14/12, các chuyên gia đã quan sát thấy vệt đen Mặt trời AR3165 phát ra tiếng động lớn và giải phóng một vụ nổ cấp độ M6 tấn công Trái đất. Tia lửa cấp M được phân loại là cỡ trung bình. Tuy nhiên, những hiện tượng như vậy đủ mạnh để gây ra sự cố mất sóng vô tuyến điện trong thời gian ngắn. Và sự kiện đó đã xảy ra ở Đại Tây Dương vào tuần trước.
Đài quan sát Động lực học Mặt trời của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chụp được các vụ phun trào từ vết đen Mặt trời – một vùng tối nhiệt độ thấp hơn so với các phần khác của bề mặt Mặt trời – lần lượt phóng ra các dòng plasma sáng chói lóa. Nhiều khả năng, đây chính là “thủ phạm” gửi sóng xung kích về phía Trái đất.
Những vụ nổ này thể đẩy hàng tỷ tấn vật chất ra khỏi bề mặt Mặt trời, gây biến động hình thái thời tiết trên không gian cũng như đe dọa đến các vệ tinh và tàu vũ trụ đang hoạt động. Hơn thế, nó có thể tác động đến hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu, sự di cư của động vật và các kiểu thời tiết ở Trái đất.
Vết nứt ở từ quyển Trái đất hiện nay cũng có thể tạo tiền đề cho các cơn bão địa từ cấp G1 xảy ra khi có sự trao đổi năng lượng từ gió Mặt trời và môi trường không gian bao quanh Trái đất. Tuy nhiên, G1 là cấp bão yếu nhất.
Gió Mặt Trời tác động đến chúng ta bởi không giống hầu hết các hành tinh khác, gió chỉ thổi trong nội hành tinh còn Mặt Trời lại "chia sẻ" các cơn gió với những hành tin còn lại trong thái dương hệ.
Thành phần chính của gió Mặt Trời là plasma, các nguyên tử quá nóng khiến chúng mất khả năng giữ electron và bị ion hóa. Các hạt mang điện được bắn ra từ vành nhật hoa (khí quyển plasma) và di chuyển với tốc độ từ 300 đến 700km/s trong không gian.
Tương tự gió trên Trái Đất, gió Mặt Trời cũng bao gồm các yếu tốc như tốc độ, nhiệt độ, cường độ và áp suất. Khi gió Mặt Trời thổi, chúng mang theo các đám mây từ tính và với mật độ các hạt mang điện nóng và dày đặc, chúng tác động đến mọi thứ trên đường đi. Điều này lý giải tại sao sao chổi lại có một vệt sáng phía sau khi bay ngang Mặt Trời và các hành tinh.
Ngoài ra, gió Mặt Trời cũng gây nguy hiểm đến con người và các thiết bị trong không gian. Vì vậy, việc dự đoán gió Mặt Trời là rất cần thiết.
Bên cạnh các nguy cơ trên, gió Mặt Trời cũng tạo ra một lớp bảo vệ. Gió Mặt Trời thổi phồng vùng không gian khối cầu bao quanh Mặt Trời (heliosphere) đóng vai trò là tấm đệm cho hệ Mặt Trời. Heliosphere làm lệch hướng các chùm tia nguy hiểm. Các tia này không gây nguy hiểm đến con người trên Trái Đất nhưng nó tác động trực tiếp đến con người ngoài vũ trụ cụ thể là các phi hành gia.
Tuy nhiên, lớp bảo vệ này đang mất dần, do đó, các phi hành gia có thể đối mặt với một lượng lớn bức xạ không gian khi họ làm việc ngoài khí quyển Trái Đất.
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).