Cây gọng vó có tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Với gần 200 loài khác nhau, đây là giống cây ăn thịt phổ biến trên thế giới. Chúng được tìm thấy ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực.Đặc điểm dễ nhận biết của loài này là lá của chúng có nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có chất lỏng giống như giọt nước.Nhiệm vụ chính của những lông tuyến là thu hút côn trùng. Mỗi khi loài côn trùng nào vô tình đậu lên những lông tuyến sẽ lập tức co lại và giữ chặt côn trùng cho đến khi chết, sau đó chúng tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị “ăn” hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày. Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes, thường sống trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt là khu vực rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á.Sở dĩ, loài cây này có tên như vậy vì cấu tạo của chúng. Cây nắp ấm có hai phần, phần “ấm” có hình thon dài, chứa dịch tiêu hóa sẵn sàng dìm chết và hóa lỏng những loài sâu bọ không may bị lọt vào bẫy. Trong khi đó, phần “nắp” ở phía trên có thể di chuyển khá linh hoạt để che đậy phần “ấm” khi cần.Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá - nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn, và chúng dần bị tiêu hủy.Cây rắn hổ mang chủ yếu sống ở phía Bắc California và Nam Oregon, Mỹ. Môi trường sống là những vùng đầm lầy, nơi ẩm ướt , có thể đạt kích thước lên đến 2m. Điều thú vị, lá của cây mang hình dáng của một con rắn hổ mang đang thè lưỡi."Chiếc lưỡi" này có tác dụng thu hút con mồi. Khi con mồi sập bẫy, nó sẽ bị hút lên vùng đỉnh cây và tại đây, chúng sẽ bị một loại nước nhấn chìm cho đến chết, bị phân hủy bởi các vi sinh vật và cây sẽ hút các loại nước trên để nuôi cơ thể.Cây bắt ruồi Venus flytrap là loài cây ăn thịt côn trùng mọc phổ biến ở những vùng lầy lội thuộc Bắc và Nam Carolia, Mỹ.Cây bắt ruồi có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức khép lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra.Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết con mồi và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây. Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, chiếc lá này sẽ mở ra để “đón chào” con mồi mới.Cây hố bẫy (tên khoa học Sarracenia), thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày – nơi có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ.Khi “sa bẫy”, con mồi sẽ bị nhấn chìm trong chất lỏng mà cây tiết ra. Khác với những loài cây cùng họ, Sarracenia mang trong mình một mùi hương khó chịu không khác gì nước tiểu của loài mèo.Được tìm thấy ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á, cây cỏ bơ (butterwort) là một trong những loài cây ăn thịt kỳ lạ trên thế giới. Chúng sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.Những lỗ đặc biệt trên bề mặt lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt trong đống chất nhầy này bị tiêu hóa.Aldrovanda vesiculosa, còn được gọi là cây bánh xe nước hay rong ăn thịt. Loài này được chú ý vì là loài duy nhất còn tồn tại trong chi Aldrovanda của họ Droseraceae, là một trong số rất ít cây hạt kín có khả năng di chuyển nhanh trong nước.Đây là loài cây ăn thịt đáng sợ với tốc độ cực nhanh. Khi con mồi rơi vào trong chiếc bẫy, chiếc bẫy sẽ đóng lại trong thời gian cực kỳ nhanh, chỉ khoảng 10.000 phần giây và bắt đầu tiêu hóa con mồi.Byblis, còn được gọi là cây cầu vồng, có nguồn gốc từ Australia. Đây là loài cây ăn thịt duy nhất trong giống Byblidaceae.Lá cây Byblis có dạng que, dài và phủ lớp lông dày đặc. Các sợi lông trên lá có chứa chất nhầy có thể dính các con côn trùng. Nếu không đủ khỏe để thoát ra, con mồi sẽ chết do kiệt sức hoặc ngạt, do chất nhầy sẽ bao bọc chúng và bịt hết các lỗ thở.Đặc biệt, loài cây này còn gây ấn tượng bởi những bông hoa mỏng manh mọc ra từ những kẽ lá, thường có màu tím. Hoa đối xứng hai bên với 5 nhị hoa cong về một bên của nhụy hoa.Không giống với các loài cây bắt ruồi, Byblis không thể di chuyển những sợi lông hay lá cây để chủ động bẫy mồi, vậy nên nó được xếp vào danh mục cây bẫy mồi thụ động.Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá.Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây. Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và con mồi.Sau khi tiêu hóa con mồi, Bladderwort lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Loài cây này có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày.
Cây gọng vó có tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Với gần 200 loài khác nhau, đây là giống cây ăn thịt phổ biến trên thế giới. Chúng được tìm thấy ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực.
Đặc điểm dễ nhận biết của loài này là lá của chúng có nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có chất lỏng giống như giọt nước.
Nhiệm vụ chính của những lông tuyến là thu hút côn trùng. Mỗi khi loài côn trùng nào vô tình đậu lên những lông tuyến sẽ lập tức co lại và giữ chặt côn trùng cho đến khi chết, sau đó chúng tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị “ăn” hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày.
Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes, thường sống trong môi trường ẩm ướt, đặc biệt là khu vực rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á.
Sở dĩ, loài cây này có tên như vậy vì cấu tạo của chúng. Cây nắp ấm có hai phần, phần “ấm” có hình thon dài, chứa dịch tiêu hóa sẵn sàng dìm chết và hóa lỏng những loài sâu bọ không may bị lọt vào bẫy. Trong khi đó, phần “nắp” ở phía trên có thể di chuyển khá linh hoạt để che đậy phần “ấm” khi cần.
Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá - nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn, và chúng dần bị tiêu hủy.
Cây rắn hổ mang chủ yếu sống ở phía Bắc California và Nam Oregon, Mỹ. Môi trường sống là những vùng đầm lầy, nơi ẩm ướt , có thể đạt kích thước lên đến 2m. Điều thú vị, lá của cây mang hình dáng của một con rắn hổ mang đang thè lưỡi.
"Chiếc lưỡi" này có tác dụng thu hút con mồi. Khi con mồi sập bẫy, nó sẽ bị hút lên vùng đỉnh cây và tại đây, chúng sẽ bị một loại nước nhấn chìm cho đến chết, bị phân hủy bởi các vi sinh vật và cây sẽ hút các loại nước trên để nuôi cơ thể.
Cây bắt ruồi Venus flytrap là loài cây ăn thịt côn trùng mọc phổ biến ở những vùng lầy lội thuộc Bắc và Nam Carolia, Mỹ.
Cây bắt ruồi có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức khép lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra.
Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết con mồi và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây. Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, chiếc lá này sẽ mở ra để “đón chào” con mồi mới.
Cây hố bẫy (tên khoa học Sarracenia), thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá cây có nắp sặc sỡ trông như cái dạ dày – nơi có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ.
Khi “sa bẫy”, con mồi sẽ bị nhấn chìm trong chất lỏng mà cây tiết ra. Khác với những loài cây cùng họ, Sarracenia mang trong mình một mùi hương khó chịu không khác gì nước tiểu của loài mèo.
Được tìm thấy ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á, cây cỏ bơ (butterwort) là một trong những loài cây ăn thịt kỳ lạ trên thế giới. Chúng sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hóa côn trùng.
Những lỗ đặc biệt trên bề mặt lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt trong đống chất nhầy này bị tiêu hóa.
Aldrovanda vesiculosa, còn được gọi là cây bánh xe nước hay rong ăn thịt. Loài này được chú ý vì là loài duy nhất còn tồn tại trong chi Aldrovanda của họ Droseraceae, là một trong số rất ít cây hạt kín có khả năng di chuyển nhanh trong nước.
Đây là loài cây ăn thịt đáng sợ với tốc độ cực nhanh. Khi con mồi rơi vào trong chiếc bẫy, chiếc bẫy sẽ đóng lại trong thời gian cực kỳ nhanh, chỉ khoảng 10.000 phần giây và bắt đầu tiêu hóa con mồi.
Byblis, còn được gọi là cây cầu vồng, có nguồn gốc từ Australia. Đây là loài cây ăn thịt duy nhất trong giống Byblidaceae.
Lá cây Byblis có dạng que, dài và phủ lớp lông dày đặc. Các sợi lông trên lá có chứa chất nhầy có thể dính các con côn trùng. Nếu không đủ khỏe để thoát ra, con mồi sẽ chết do kiệt sức hoặc ngạt, do chất nhầy sẽ bao bọc chúng và bịt hết các lỗ thở.
Đặc biệt, loài cây này còn gây ấn tượng bởi những bông hoa mỏng manh mọc ra từ những kẽ lá, thường có màu tím. Hoa đối xứng hai bên với 5 nhị hoa cong về một bên của nhụy hoa.
Không giống với các loài cây bắt ruồi, Byblis không thể di chuyển những sợi lông hay lá cây để chủ động bẫy mồi, vậy nên nó được xếp vào danh mục cây bẫy mồi thụ động.
Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá.
Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây. Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và con mồi.
Sau khi tiêu hóa con mồi, Bladderwort lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Loài cây này có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày.