Trong thần thoại Bắc Âu, "hafgufa" là thủy quái đáng sợ toả ra thứ mùi hấp dẫn các loài cá bơi vào trong miệng chúng, trông giống như một hòn đảo săn mồi.Loài thủy quái này được cho là hầu như sống dưới biển, chỉ hơi nhô lên khỏi mặt nước để há chiếc miệng khổng lồ, kiên nhẫn chờ con mồi lướt vào những chiếc răng nguy hiểm của chúng.Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học người Úc đã chỉ ra, thủy quái mang tên "hafgufa" này thực chất là một con cá voi sử dụng chiếc bẫy săn mồi.Các nhà khoa học chỉ mô tả hành vi kiếm ăn này sau khi họ phát hiện ra cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) và cá voi Bryde (Balaenoptera brydei) đang chờ đợi với cái miệng mở rộng trong tư thế thẳng đứng, bất động trên mặt nước.Những đàn cá không nghi ngờ gì và tưởng những chiếc hàm há hốc là nơi trú ẩn và bơi thẳng vào bẫy.Các nhà sinh học biển, khảo cổ học, văn học thời trung cổ và các chuyên gia ngôn ngữ đã hợp tác để điều tra những điểm tương đồng giữa hành vi của thủy quái "hafgufa" thời trung cổ trong các bản thảo của người Bắc Âu cổ, và chiến lược kiếm ăn của loài cá voi này.Trong thần thoại Bắc Âu, hafgufa là một loại thuỷ quái khổng lồ, có khả năng ăn thịt cá voi, người và thậm chí cả tàu thuyền.Các thuỷ thủ cho biết nó lớn đến nỗi đôi khi tàu thuyền đi nhầm vào miệng nó vì ngỡ hàm và răng của nó là những tảng đá trồi lên từ mặt biển.Trong bản thảo Konungs skuggsjá (Tấm gương của Nhà vua) viết bằng tiếng Na Uy cổ vào thế kỷ XIII, Vua Hakon Hakonsson đã mô tả một số loài cá voi ở vùng biển Iceland, kể cả hafgufa "trông giống hòn đảo hơn là một sinh vật sống".Con cá voi khổng lồ nôn ra thức ăn để thu hút nhiều con mồi hơn, há miệng chờ chúng bơi vào và nuốt chửng tất cả. Giống như hafgufa, cá voi cũng có thể nôn thức ăn đã nhai để hấp dẫn con mồi.Hafgufa nghĩa là "mùi hôi của biển", là một loại quái vật trong thần thoại của người Iceland cho đến thế kỷ XVIII.Tiến sĩ văn học thời trung cổ Erin Sebo thuộc Đại học Flinders cho biết: “Trên thực tế, hành vi được mô tả trong các bản thảo thời trung cổ chính là hành vi của cá voi, nhưng chúng ta đã không quan sát được như người thời xưa từng làm".>>>Xem thêm video: Chân dung gây kinh hãi của siêu quái vật đầu rắn 100 triệu tuổi. Nguồn: Kienthucnet.
Trong thần thoại Bắc Âu, "hafgufa" là thủy quái đáng sợ toả ra thứ mùi hấp dẫn các loài cá bơi vào trong miệng chúng, trông giống như một hòn đảo săn mồi.
Loài thủy quái này được cho là hầu như sống dưới biển, chỉ hơi nhô lên khỏi mặt nước để há chiếc miệng khổng lồ, kiên nhẫn chờ con mồi lướt vào những chiếc răng nguy hiểm của chúng.
Theo một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học người Úc đã chỉ ra, thủy quái mang tên "hafgufa" này thực chất là một con cá voi sử dụng chiếc bẫy săn mồi.
Các nhà khoa học chỉ mô tả hành vi kiếm ăn này sau khi họ phát hiện ra cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) và cá voi Bryde (Balaenoptera brydei) đang chờ đợi với cái miệng mở rộng trong tư thế thẳng đứng, bất động trên mặt nước.
Những đàn cá không nghi ngờ gì và tưởng những chiếc hàm há hốc là nơi trú ẩn và bơi thẳng vào bẫy.
Các nhà sinh học biển, khảo cổ học, văn học thời trung cổ và các chuyên gia ngôn ngữ đã hợp tác để điều tra những điểm tương đồng giữa hành vi của thủy quái "hafgufa" thời trung cổ trong các bản thảo của người Bắc Âu cổ, và chiến lược kiếm ăn của loài cá voi này.
Trong thần thoại Bắc Âu, hafgufa là một loại thuỷ quái khổng lồ, có khả năng ăn thịt cá voi, người và thậm chí cả tàu thuyền.
Các thuỷ thủ cho biết nó lớn đến nỗi đôi khi tàu thuyền đi nhầm vào miệng nó vì ngỡ hàm và răng của nó là những tảng đá trồi lên từ mặt biển.
Trong bản thảo Konungs skuggsjá (Tấm gương của Nhà vua) viết bằng tiếng Na Uy cổ vào thế kỷ XIII, Vua Hakon Hakonsson đã mô tả một số loài cá voi ở vùng biển Iceland, kể cả hafgufa "trông giống hòn đảo hơn là một sinh vật sống".
Con cá voi khổng lồ nôn ra thức ăn để thu hút nhiều con mồi hơn, há miệng chờ chúng bơi vào và nuốt chửng tất cả. Giống như hafgufa, cá voi cũng có thể nôn thức ăn đã nhai để hấp dẫn con mồi.
Hafgufa nghĩa là "mùi hôi của biển", là một loại quái vật trong thần thoại của người Iceland cho đến thế kỷ XVIII.
Tiến sĩ văn học thời trung cổ Erin Sebo thuộc Đại học Flinders cho biết: “Trên thực tế, hành vi được mô tả trong các bản thảo thời trung cổ chính là hành vi của cá voi, nhưng chúng ta đã không quan sát được như người thời xưa từng làm".
>>>Xem thêm video: Chân dung gây kinh hãi của siêu quái vật đầu rắn 100 triệu tuổi. Nguồn: Kienthucnet.