Một số hóa thạch khủng long đã được phát hiện tại Trung Quốc những năm gần đây, trong đó có khu vực Tân Cương và lưu vực Turpan-Hami. Các hóa thạch bao gồm một số loài pterosaurs (bò sát bay), trứng và phôi được bảo quản.Các mảnh hóa thạch của đốt cột sống mà những nhà khoa học tìm thấy được xác định là của 3 loài khủng long bí ẩn thời xa xưa. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định 2 trong số 3 mẫu vật là từ những loài chưa từng được biết đến trước đây.Nhóm nghiên cứu từ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Bảo tàng Quốc gia Brazil đặt tên cho hai loài mới là Silutitan sinensis và Hamititan xinjiangensis (dựa theo tên “Con đường tơ lụa” và dấu hiệu về khu vực mà hóa thạch được tìm thấy).Cả hai đều được các nhà khoa học kết hợp "titan" trong tiếng Hy Lạp để đặt tên cho chúng, nó có nghĩa là khổng lồ, liên quan đến kích thước cực "khủng" của chúng.Mẫu vật của khủng long Silutitan ước tính dài tới 21 m, còn mẫu vật của khủng long Hamititan dài hơn 17 m. Chúng dài gần bằng loài động vật lớn nhất hành tinh từ trước đến nay là cá voi xanh.Hóa thạch của hai loài khủng long khổng lồ mới này có niên đại cách đây khoảng 120 đến 130 triệu năm, thuộc kỷ Phấn Trắng.Cả Silutitan và Hamititan đều thuộc nhóm khủng long chân thằn lằn (Sauropoda) - bao gồm những động vật lớn nhất từng đi bộ trên cạn. Chúng ăn thực vật và có chiếc cổ dài đặc trưng.Đồng thời, đây từng là những động vật trên cạn lớn nhất trên trái đất từng tồn tại. “Các phát hiện này đã làm tăng sự đa dạng của hệ động vật cũng như thông tin về động vật chân sau của Trung Quốc", nhóm nghiên cứu cho biết.Ngoài hai loài mới, các nhà khoa học còn khai quật được một số mảnh xương khác của một loài Sauropoda đã được mô tả trước đây trong nhóm Somphospondyli, sinh sống từ cuối kỷ Jura đến kỷ Phấn Trắng.Các nhà khoa học đã thực hiện một số khám phá ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, làm sáng tỏ hơn về sự đa dạng của các loài chân sau ở Đông Á.Mặc dù vậy, vẫn còn tranh cãi về mối quan hệ giữa các loài và phân loại đơn vị của chúng. Trung Quốc đang trải qua thời kỳ hoàng kim của cổ sinh vật học, với những khám phá hóa thạch thú vị nằm rải rác trên khắp đất nước."Những phát hiện này không chỉ cung cấp thêm thông tin về nhánh khủng long chân thằn lằn mà còn làm tăng sự đa dạng của hệ động vật cổ đại ở Trung Quốc".Mời các bạn xem video: Argentina: Phát hiện hóa thạch loài khủng long mới. Nguồn: THĐT.
Một số hóa thạch khủng long đã được phát hiện tại Trung Quốc những năm gần đây, trong đó có khu vực Tân Cương và lưu vực Turpan-Hami. Các hóa thạch bao gồm một số loài pterosaurs (bò sát bay), trứng và phôi được bảo quản.
Các mảnh hóa thạch của đốt cột sống mà những nhà khoa học tìm thấy được xác định là của 3 loài khủng long bí ẩn thời xa xưa. Sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định 2 trong số 3 mẫu vật là từ những loài chưa từng được biết đến trước đây.
Nhóm nghiên cứu từ Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Bảo tàng Quốc gia Brazil đặt tên cho hai loài mới là Silutitan sinensis và Hamititan xinjiangensis (dựa theo tên “Con đường tơ lụa” và dấu hiệu về khu vực mà hóa thạch được tìm thấy).
Cả hai đều được các nhà khoa học kết hợp "titan" trong tiếng Hy Lạp để đặt tên cho chúng, nó có nghĩa là khổng lồ, liên quan đến kích thước cực "khủng" của chúng.
Mẫu vật của khủng long Silutitan ước tính dài tới 21 m, còn mẫu vật của khủng long Hamititan dài hơn 17 m. Chúng dài gần bằng loài động vật lớn nhất hành tinh từ trước đến nay là cá voi xanh.
Hóa thạch của hai loài khủng long khổng lồ mới này có niên đại cách đây khoảng 120 đến 130 triệu năm, thuộc kỷ Phấn Trắng.
Cả Silutitan và Hamititan đều thuộc nhóm khủng long chân thằn lằn (Sauropoda) - bao gồm những động vật lớn nhất từng đi bộ trên cạn. Chúng ăn thực vật và có chiếc cổ dài đặc trưng.
Đồng thời, đây từng là những động vật trên cạn lớn nhất trên trái đất từng tồn tại. “Các phát hiện này đã làm tăng sự đa dạng của hệ động vật cũng như thông tin về động vật chân sau của Trung Quốc", nhóm nghiên cứu cho biết.
Ngoài hai loài mới, các nhà khoa học còn khai quật được một số mảnh xương khác của một loài Sauropoda đã được mô tả trước đây trong nhóm Somphospondyli, sinh sống từ cuối kỷ Jura đến kỷ Phấn Trắng.
Các nhà khoa học đã thực hiện một số khám phá ở Trung Quốc trong vài thập kỷ qua, làm sáng tỏ hơn về sự đa dạng của các loài chân sau ở Đông Á.
Mặc dù vậy, vẫn còn tranh cãi về mối quan hệ giữa các loài và phân loại đơn vị của chúng. Trung Quốc đang trải qua thời kỳ hoàng kim của cổ sinh vật học, với những khám phá hóa thạch thú vị nằm rải rác trên khắp đất nước.
"Những phát hiện này không chỉ cung cấp thêm thông tin về nhánh khủng long chân thằn lằn mà còn làm tăng sự đa dạng của hệ động vật cổ đại ở Trung Quốc".