Tiến sĩ Kupfer và Tiến sĩ Daniel Fessler, nghiên cứu về nhân chủng học tiến hóa tại Đại học California, (Los Angeles) đã trình bày trong một bài báo khoa học trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B rằng, cảm giác kiến bò trên da là phản ứng sinh lý nhằm chống lại các loài ký sinh trùng muốn xâm nhập vào cơ thể.Cảm giác này khiến cơ thể thực hiện động tác gãi ngứa nhằm “đánh đuổi” ký sinh trùng. Cảm giác kiến bò trên da cũng tương tự như thỉnh thoảng con người cảm thấy buồn nôn, như một cách để “đẩy” những thứ không phù hợp ra khỏi cơ thể. Tiến sĩ cũng cho biết, phải mất hàng nghìn năm tiến hóa, cơ thể người mới hình thành được những phản xạ này.Tiến sĩ nghiên cứu sinh thái học Cécile Sarabian tại Viện Nghiên cứu Linh trưởng Đại học Kyoto (Nhật Bản) cũng đồng ý với kết luận trên và nhấn mạnh rằng đây là chiến lược phòng thủ thích ứng của cơ thể để chống lại những thứ “khó ưa”.Nghiên cứu của Tiến sĩ Kupfer và Daniel Fessler bắt đầu từ năm 2017. Sau nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu trên các nhóm tình nguyện viên (TNV), Tiến sĩ Kupfer phát hiện ra rằng những tình nguyện viên mắc hội chứng sợ lỗ trypophobia thường có phản ứng gãi ngứa khi nhìn thấy hình ảnh của những vật nhiều lỗ.Ông cho rằng hội chứng trypophobia không hẳn là cảm giác sợ hãi, mà là cảm giác ghê sợ đối với các dấu hiệu của ký sinh trùng hoặc bệnh truyền nhiễm, các vấn đề này đều có thể dẫn đến những tổn thương hoặc mụn mủ hình lỗ.Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Kupfer đã tiến hành cùng một thí nghiệm ba lần, hai lần ở Hoa Kỳ và một lần ở Trung Quốc, với hơn 1.000 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên sẽ được xem một đoạn video kéo dài 90 giây bao gồm các hình ảnh về bọ chét, rệp đêm, muỗi hút máu, vết thương bị nhiễm trùng. Đây đều là những hình ảnh gợi liên tưởng về mầm bệnh và ngoại ký sinh. Tình nguyện viên sau khi xem video sẽ được hỏi về phản ứng cảm xúc và thể chất của mình.Trong cả ba cuộc khảo sát, tình nguyện viên đều có phản ứng riêng biệt về các video ngoại ký sinh và các video về mầm bệnh. Khi xem video về ngoại ký sinh, tình nguyện viên cảm thấy ngứa và gãi nhiều hơn, về mặt lý thuyết là để bảo vệ bề mặt da khỏi nguy hiểm. Còn khi xem video về tác nhân gây bệnh, tình nguyện viên có cảm giác buồn nôn.Trong một buổi thuyết trình về phát hiện này, Tiến sĩ Kupfer đã trưng ra các hình ảnh thường kích thích hội chứng trypophobia, như vỏ hạt sen hoặc bọt bong bóng. Một nhà nghiên cứu ngồi ở hàng ghế đầu đã phải hét lên yêu cầu Tiến sĩ Kupfer gỡ một bức ảnh xuống.Mặc dù một số chuyên gia cho rằng đây mới chỉ là kết luận sơ bộ và cần phải nghiên cứu thêm, nhưng những phát hiện của Tiến sĩ Kupfer phù hợp với một số hiểu biết về sự tiến hóa của con người. Nhiều nhà tâm lý học đánh giá nghiên cứu của Tiến sĩ Kupfer có thể đóng góp vào việc điều trị một số bệnh rối loạn tâm thần.Tiến sĩ Fessler thuộc đội nghiên cứu của Tiến sĩ Kupfer cho rằng, tâm trí của con người là tổng hợp của một loạt các cơ chế được tạo ra bởi chọn lọc tự nhiên. Nếu hiểu được lý do tại sao cô thể phản ứng như vậy, con người sẽ được tự do trong chính cơ thể mình.
Tiến sĩ Kupfer và Tiến sĩ Daniel Fessler, nghiên cứu về nhân chủng học tiến hóa tại Đại học California, (Los Angeles) đã trình bày trong một bài báo khoa học trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B rằng, cảm giác kiến bò trên da là phản ứng sinh lý nhằm chống lại các loài ký sinh trùng muốn xâm nhập vào cơ thể.
Cảm giác này khiến cơ thể thực hiện động tác gãi ngứa nhằm “đánh đuổi” ký sinh trùng. Cảm giác kiến bò trên da cũng tương tự như thỉnh thoảng con người cảm thấy buồn nôn, như một cách để “đẩy” những thứ không phù hợp ra khỏi cơ thể. Tiến sĩ cũng cho biết, phải mất hàng nghìn năm tiến hóa, cơ thể người mới hình thành được những phản xạ này.
Tiến sĩ nghiên cứu sinh thái học Cécile Sarabian tại Viện Nghiên cứu Linh trưởng Đại học Kyoto (Nhật Bản) cũng đồng ý với kết luận trên và nhấn mạnh rằng đây là chiến lược phòng thủ thích ứng của cơ thể để chống lại những thứ “khó ưa”.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Kupfer và Daniel Fessler bắt đầu từ năm 2017. Sau nhiều cuộc khảo sát và nghiên cứu trên các nhóm tình nguyện viên (TNV), Tiến sĩ Kupfer phát hiện ra rằng những tình nguyện viên mắc hội chứng sợ lỗ trypophobia thường có phản ứng gãi ngứa khi nhìn thấy hình ảnh của những vật nhiều lỗ.
Ông cho rằng hội chứng trypophobia không hẳn là cảm giác sợ hãi, mà là cảm giác ghê sợ đối với các dấu hiệu của ký sinh trùng hoặc bệnh truyền nhiễm, các vấn đề này đều có thể dẫn đến những tổn thương hoặc mụn mủ hình lỗ.
Nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Kupfer đã tiến hành cùng một thí nghiệm ba lần, hai lần ở Hoa Kỳ và một lần ở Trung Quốc, với hơn 1.000 tình nguyện viên. Các tình nguyện viên sẽ được xem một đoạn video kéo dài 90 giây bao gồm các hình ảnh về bọ chét, rệp đêm, muỗi hút máu, vết thương bị nhiễm trùng. Đây đều là những hình ảnh gợi liên tưởng về mầm bệnh và ngoại ký sinh. Tình nguyện viên sau khi xem video sẽ được hỏi về phản ứng cảm xúc và thể chất của mình.
Trong cả ba cuộc khảo sát, tình nguyện viên đều có phản ứng riêng biệt về các video ngoại ký sinh và các video về mầm bệnh. Khi xem video về ngoại ký sinh, tình nguyện viên cảm thấy ngứa và gãi nhiều hơn, về mặt lý thuyết là để bảo vệ bề mặt da khỏi nguy hiểm. Còn khi xem video về tác nhân gây bệnh, tình nguyện viên có cảm giác buồn nôn.
Trong một buổi thuyết trình về phát hiện này, Tiến sĩ Kupfer đã trưng ra các hình ảnh thường kích thích hội chứng trypophobia, như vỏ hạt sen hoặc bọt bong bóng. Một nhà nghiên cứu ngồi ở hàng ghế đầu đã phải hét lên yêu cầu Tiến sĩ Kupfer gỡ một bức ảnh xuống.
Mặc dù một số chuyên gia cho rằng đây mới chỉ là kết luận sơ bộ và cần phải nghiên cứu thêm, nhưng những phát hiện của Tiến sĩ Kupfer phù hợp với một số hiểu biết về sự tiến hóa của con người. Nhiều nhà tâm lý học đánh giá nghiên cứu của Tiến sĩ Kupfer có thể đóng góp vào việc điều trị một số bệnh rối loạn tâm thần.
Tiến sĩ Fessler thuộc đội nghiên cứu của Tiến sĩ Kupfer cho rằng, tâm trí của con người là tổng hợp của một loạt các cơ chế được tạo ra bởi chọn lọc tự nhiên. Nếu hiểu được lý do tại sao cô thể phản ứng như vậy, con người sẽ được tự do trong chính cơ thể mình.